Sunday, April 2, 2023
Xem thêm
    HomeXeChơi XeTrợ lực tay lái có thần thánh như Biker nghĩ?

    Trợ lực tay lái có thần thánh như Biker nghĩ?

    Người thì nói “đẹp”, “ngầu”; người khác lại “ổn định khi bốc đầu”, “cân bằng các kiểu”,…

    Nhiều anh em cho rằng trợ lực tay lái của xe hai bánh giúp tay lái đầm, chắc và nặng hơn khi đánh lái.

    Nếu xe mất ổn định, hệ thống này sẽ hấp thụ lực, giữ cho xe cân bằng, giảm thiểu khả năng “đo đường” do “nài yếu”.

    Trợ lực lái hoạt động ra sao?

    Nếu như trợ lực xe hơi giúp đánh lái nhẹ nhàng, dễ đánh lái thì trợ lực xe hai bánh làm ngược lại.

    Bên trong bộ trợ lực lái (Steering Damper hay Steering Stability) là tay đòn dẫn động bằng áp suất dầu, làm tay lái nặng hơn, triệt tiêu hiện tượng lắc cổ khi chạy tốc độ cao.

    Trợ lực lái giống với phuộc, đều giảm chấn cho cổ xe, nhưng phuộc là giảm chấn theo chiều dọc còn trợ lực theo chiều ngang.

    Trợ lực tay lái điểu chỉnh cơ được nhiều anh em Biker ưa chuộng

    Nên xem

    Làm gì có chuyện CSGT xử phạt gắn đèn trợ sáng!
    Rất nhiều anh em độ đèn, gắn đèn trợ sáng đều có chung nỗi sợ CSGT phạt. Nhưng thực tế lỗi này lại không bị phạt.

    Có bao nhiêu loại trợ lực lái?

    Các trợ lực lái chính gồm loại gắn ở trục chảng ba, ở sườn xe, hoặc giữa tay lái.

    Các loại này đều có tác dụng như nhau. Điểm khác biệt nằm ở trợ lực chỉnh cơ và chỉnh điện.

    Loại trợ lực gắn ở phuộc trước

    Loại chỉnh điện sẽ tăng hoặc giảm độ nặng, nhẹ của tay lái thông qua tốc độ của xe (kết nối với bộ điều khiển ECU).

    Tuy nhiên, nếu bị lỗi thì trợ lực điện khó sửa chữa hơn.

    Trong khi đó, trợ lực cơ sẽ được điều chỉnh bằng núm vặn, hơi bất tiện nhưng giá thành cũng rẻ hơn (từ 1,5 – 16 triệu đồng) và dễ sửa chữa.

    Trợ lực tay lái gắn ở ghi-đông xe

    Nên xem

    Phụ tùng trên MotoGP sử dụng được bao lâu?
    Trong trường hợp xe MotoGP không xảy ra tai nạn dẫn đến hư hỏng thì chiếc xe đua này sẽ được sử dụng bao lâu? Phụ tùng, phụ kiện của xe được thay mới khi nào?

    Xe nào nên gắn, xe nào không?

    Thường với những xe có trục cơ sở ngắn (đa phần là Sport bike) thì nên gắn nhằm giảm tối đa hiện tượng “vẫy đuôi” khi chạy tốc độ cao.

    Đối với một số xe phân khối nhỏ (Exciter, Winner, xe “độ”) nếu thường đi đường trường, chạy tốc độ cao thì nên gắn.

    Còn xe chỉ đi trong phố, chạy tốc độ chậm mà gắn trợ lực thì chỉ dùng để trang trí chứ không có tác dụng.

    Trợ lực tay lái được nhiều Biker ưa thích vì tính thẩm mỹ và độ ăn toàn khi đi tốc độ cao

    Nên xem

    Bị phạt nặng với những phụ kiện cứ ngỡ là vô hại trên xe máy
    Thay đổi hay lắp thêm những phụ kiện là một điều thường thấy hiện nay trên những chiếc xe máy. Vậy những thay đổi nào dẫn đến vi phạm mà bạn không hề biết.

    Kết!!!

    Tóm lại, anh em nên cân nhắc lắp trợ lực. Nếu được hãy chọn trợ lực có thương hiệu như HyperPro, Ohlins, CRG… để thực sự an toàn.

    Không nên mua loại trợ lực có giá chỉ vài trăm ngàn, loại rẻ tiền này không có tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm khi xảy ra sự cố khi chạy tốc độ cao.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI