Ý tưởng tuyệt vời của bé trai cho cá ăn khiến bố chỉ biết kêu trời khi nhìn thấy bể cá vàng của mình ngập tràn đồ ăn vặt, con nào cũng ngoi ngóp.

Nhiều cha mẹ than vãn khi có phải một đứa con tăng động, tối ngày chỉ biết nghịch phá. Nói đến khả năng “phá” của trẻ, đúng là không ai sánh bằng, đặc biệt là khi các bé bước sáng độ tuổi lên 5, lên 6.
Trẻ em thường mang rắc rối đến cho cha mẹ nên chúng thường được gọi là trẻ con. Nhưng chúng ta phải thừa nhận ra đôi khi hành động của các bé cũng chỉ xuất phát từ ý tốt nhưng vì concòn quá nhỏ để ý thức được việc làm của mình, thiếu suy nghĩ chín chắn nên càng giúp lại càng rối tung lên. Những tình huống như thế này thường được gọi là “làm việc xấu với ý định tốt” đó các mẹ, giống như cậu bé dưới đây này. Bé trai giúp bố cho cá ăn khiến bố khóc dở cười dở.
Con trai ông Li, năm nay được 5 tuổi. Bé là một đứa trẻ rất nghịch ngợm. Cậu bé đã đến độ tuổi đi học mẫu giáo nhưng do thời gian gần đây nghỉ dịch kéo dài nên bé ở nhà mỗi ngày.
2 ngày trước, trong khi ông Li nấu ăn dưới bếp, con trai ăn trái cây ở ngoài phòng khách. Ở phòng khách có một bể cá vàng tuyệt đẹp, đó là “kho báu” của ông Li.

Con trai ông Li lặng lẽ nhìn cá bơi trong bể và không ai biết cậu bé đang nghĩ điều gì. Sau một lúc, đứa trẻ mang tất cả đồ ăn vặt nào là dâu tây, chuối, bánh quy, sữa mang đến cạnh bể cá. Sau đó, bé đứng lên một chiếc ghế nhỏ rồi trút hết toàn bộ xuống bể.Có lẽ vì quá ngán những thức ăn vặt của mình nên cậu bé quyết định “dâng” hết cho bầy cá vàng.

Sau khi giúp bố cho cá ăn, bé trai ngồi xổm bên cạnh bể cá để quan sát động tĩnh của những chú cá vàng nhỏ bên trong. Cậu bé dường như không hiểu vì sao bố cho thì cá vàng ăn, còn mình cho thì không con nào “đớp” trong khi thức ăn của mình rõ ràng ngon hơn nhiều.

Xong công việc ở bếp, ông bố bước ra ngoài không thể giữ nỗi bình tĩnh khi bể cá của mình được con trai “cải tiến”. Ông nhanh chóng quan sát những con cá trong bể. Ông bố thật đau lòng khi thấy chúng ngoi ngóp trong dòng nước đục ngầu, không biết còn sống hay đã chết. Một vài con thì chìm tận dưới bể, một vài con “lửng lơ” ở trên.
Quá tức giận, ông Li hỏi con trai: “Bộ cá có thù gì với con hả? Tại sao con lại đổ hết thức ăn vào bể?”.
Con trai ngây ngô đáp: “Những gì bố cho cá nhỏ ăn thường không ngon, dâu tây rất ngon bố ạ”.

Sau khi nghe con trai nói vậy, ông bố biết rằng con trai không hiểu. Cậu bé chỉ muốn cho cá ăn ngon hơn nhưng lại không biết cá có thể ăn được cái gì. Do đó, ông Li đã giải thích cặn kẽ cho con trai rằng cá không thể ăn được những thức ăn mà con cho. Để phạt con trai, ông Li đã bắt bé thay nước cho bể cá.
Bé trai giúp bố cho cá ăn trong câu chuyện trên cũng xuất phát từ ý tốt nhưng vì cậu bé không biết cá cần ăn gì nên thành ra kết quả mới tồi tệ thế. Sau khi được bố chỉ dạy, có lẽ lần sau bé sẽ không làm sai. Khi rơi vào tình huống tương tự, cha mẹ cần:
1. Hãy khẳng định ý định ban đầu của trẻ là tốt
Khi một đứa trẻ làm sai, khiến bố mẹ phải “thu dọn tàn cuộc”, hẳn nhiều người sẽ la mắng con. Đứa trẻ có thể có ý định tốt nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến một kết cục tồi tệ.
Mặc dù chúng ta nên chỉ trích khi trẻ làm sai nhưng sẽ tốt hơn nếu khẳng định ý định ban đầu của trẻ là tốt. Thay vì la mắng, cha mẹ cần nói với trẻ rằng ý của con là tốt chỉ là chưa biết cách hành động đúng.
2. Chỉ ra những thiếu sót của trẻ
Trong nhiều trường hợp chỉ là do trẻ chưa thể suy nghĩ chín chắn nên không thể được xem là trẻ làm sai. Là cha mẹ, chúng ta cần chỉ ra những thiếu sót cho trẻ để trẻ có thể làm tốt hơn ở lần sau.
3. Hoàn thiện suy nghĩ non nớt của trẻ
Trẻ con có suy nghĩ non nớt nên nhưng việc chúng làm chỉ nghĩ có làm mình hạnh phúc hay không mà bỏ qua suy nghĩ của người khác. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ hoàn thiện suy nghĩ của chúng bằng cách thường xuyên trò chuyện, thảo luận, dần đứa trẻ sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn.
Nguồn: QQ