Sunday, September 24, 2023
Xem thêm
    HomeWebtrethoSức khoẻNhập viện vì tiếc bát canh cua từ hôm trước: Các mẹ...

    Nhập viện vì tiếc bát canh cua từ hôm trước: Các mẹ đừng ‘tiết kiệm dở hơi’ nữa, tôi đã trả giá đắt rồi

    Tôi suýt chết vì tiếc bát canh của thừa từ tối hôm trước các mẹ ạ. Chuyện là tối chủ nhật anh chồng ở nhà nấu canh cua nhưng hôm ấy tôi bận về quê chưa lên ngay được vì vậy canh thừa rất nhiều. Chồng tôi theo thói quen cho vào hộp rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản.

    Sáng thứ 2 lên đi làm thấy hộp canh cua vẫn còn thơm ngon nên tôi mang tới công ty tính để ăn trưa. Vì công ty có tủ lạnh để bảo quản thức ăn nên vừa tới là tôi cho luôn hộp canh vào tủ lạnh bảo quản tiếp.

    Trưa đó tôi bỏ ra ăn, tới 1h thì bắt đầu thấy người có dấu hiệu lạ, bụng đau quằn quại, đi ngoài liên tục, nôn thốc nôn tháo ra cả mật xanh, mật vàng. Tôi được đồng nghiệp đưa thẳng vào viện để kiểm tra, lúc đấy người cũng lả đi không còn biết gì nữa.

    Sau khi thăm khám tôi được bác sỹ kết luận là bị mất nước, trụy mạch do ngộ độc thức ăn, nguyên nhân chính là từ hộp canh cua thừa từ tối hôm trước bị nhiễm khuẩn và tôi đã ăn phải.

    May mắn là hiện tại tôi đã được ra viện, sức khỏe cũng dần hồi phục. Có thời gian lên mạng tìm hiểu tôi mới biết mình đã ăn canh cua sai cách, mà canh cua ăn sai cách thì cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Cụ thể thói quen ăn và bảo quản canh cua sai cách dẫn tới nhiễm khuẩn thế nào tôi sẽ chia sẻ ở bài dưới đây, các mẹ cũng nên tham khảo để phòng tránh.

    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Theo Ths. Bs Đinh Thị Kim Liên, nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trời nắng nóng thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Người dùng nếu không biết chế biến bảo quản đúng cách thức ăn sẽ rất dễ gây ngộ độc. Nhẹ thì tiêu chảy, nặng thì mất nước trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

    1. Ăn canh cua để qua đêm

    Hiện nay có nhiều gia đình giống gia đình tôi là có thói quen ăn lại đồ ăn từ hôm trước trong đó có canh cua. Tuy nhiên chỉ vì sự không hiểu biết ấy mà tôi đã suýt c.h.ế.t hụt, vì vậy mọi người cũng nên cân nhắc, coi đó là 1 bài học cho mình.

    Món canh cua để qua đêm sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, nếu chúng ta ăn phải sẽ bị lạnh bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thức ăn giống tôi.

    Vì vậy mới món canh cua các mẹ nên ăn nóng, ăn hết ngay sau khi nấu đừng để lại qua đêm. Lúc ấy canh cũng không còn dinh dưỡng nữa mà ngược lại còn gây hại cho sức khỏe.

    2. Ăn bọng hoi ( dạ dày cua)

    Chúng ta không nên ăn bộ phận này của cua bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn vì thế mang và đường ruột chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. Nếu chế biến chúng ta cần bóc bỏ phần này vứt đi.

    3. Nấu canh từ cua chết

    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Trong thành phần của cua chết có chứa thành phần hóa học có tên Histidine. Thành phần này có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua để càng lâu thì hàm lượng histidine càng cao, càng dễ ngộ độc. Chính vì vậy các chị em không nên nấu canh từ cua đã chết nhé.

    4. Ăn canh cua nấu chưa kỹ, ăn cua sống

    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Cua chưa được nấu chín hoàn toàn thường chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trung tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh trùng phổi.

    Ở nhiều vùng quê còn có thói quen ăn gỏi cua sống, thật ra món ăn này cực kỳ nguy hiểm vì rất dễ nhiễm nang trùng phổi. Mà khi cơ thể đã nhiễm nang trung phổi rồi thì sẽ dẫn tới ho, khạc ra máu, nang trùng này có thể xâm nhập lên não dẫn tới co giật, thậm chí bại liệt . Vì thế chúng ta cần nấu thật chín canh cua trước khi ăn và tuyệt đối không nên ăn gỏi cua sống nhé.

    5. Làm cua không sạch

    Môi trường sống của cua chủ yếu là ao, hồ, đồng ruộng…ngày nay người ta còn nuôi cua theo mô hình riêng nên trong mình cua chứa rất nhiều bùn đất, các vật ký sinh như giun sán, ấu trùng và vắt. Nhiều người giờ có thói quen mua nhưng ngại làm nên nhờ người bán làm luôn, hoặc có làm cũng rửa qua loa 1 nước là chế biến. Khi ấy bùn đất, ký sinh trùng vẫn còn bám trên mình cua nếu ăn phải sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, nhiễm sán đường ruột, thậm chí sán mà đi lên phổi còn gây ho, đau tức ngực, khó thở, nổi mề đay, nóng sốt. Sán mà trụ ngụ ở não sẽ gây động kinh, ở gan sẽ tạo áp xe.

    Vì vậy trước khi chế biến cua cần phải được làm sạch nhiều lần bằng nước, xé cua xong thì ngâm trong nước để vắt, sán nếu có sẽ bò ra rồi mới đem xay, giã để nấu.

    6. Uống nước chè khi ăn canh cua

    Người Việt thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn. Tuy nhiên nếu hôm đó đã ăn canh cua thì tốt nhất không nên uống nước chè bởi nó sẽ làm cho thành phần tannin và vitamin trong thịt cua hòa tan gây khó tiêu, đầy bụng, dạ dày ì ạch.

    7. Ăn quả hồng khi ăn canh cua

    Trong thành phần của quả hồng có chứa chất phân hủy làm cho chất dinh dưỡng của tịt cua trở nên khó tiêu. Khiến người ăn bị đầy bụng, thậm chí gây ra sỏi thận. Vì vậy khuyên các mẹ đừng nên kết hợp canh cua với quả hồng để đảm bảo sức khỏe.

    Nguồn tổng hợp

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI