Friday, March 24, 2023
Xem thêm
    HomeWebtrethoLàm mẹKhông phải mê tín, có 3 lý do khoa học khuyên cha...

    Không phải mê tín, có 3 lý do khoa học khuyên cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài vào ban đêm

    Nhiều người cho rằng không cho trẻ ra ngoài ban đêm chỉ là quan niệm mê tín của người già. Trên thực tế có 3 lý do rất khoa học cha mẹ cần biết.

    Bóng tối cũng là một trong nỗi sợ của trẻ nhỏ. Cứ đến buổi đêm, nhiều trẻ thường rất sợ, thậm chí là khóc. Theo quan niệm kiêng kỵ khi chăm trẻ của người xưa, họ thường không cho trẻ ra ngoài ban đêm. Họ hay dọa trẻ em có “ma ăn thịt”. Nhiều người bảo đây là quan niệm mê tín. Trên thực tế có 3 lý do khoa học cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài ban đêm.

    Tại sao trẻ sợ bóng tối?

    Sợ hãi là khả năng bẩm sinh của con người. Ngay từ thời kỳ sơ sinh, trẻ đã có một sự căng thẳng nhất định do các yếu tố bên ngoài. Trẻ đặc biệt nhạy cảm với một số âm thanh như tiếng kêu của động vật, tiếng nước chảy, sấm sét,…

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ nhỏ thường sợ ma hư cấu và những thứ tương tự. Nhận thức của trẻ cũng dần phát triển theo độ tuổi khiến nỗi sợ dần thay đổi từ tưởng tượng sang thực tế. Đặc biệt trẻ em 3-6 tuổi có trí tưởng tượng phong phú, rất dễ nghĩ đến ma và kẻ xấu là mối đe dọa thật sự. Đây là lý do bên trong khiến trẻ sợ bóng tối.

    Các yếu tố bên ngoài là lý do chính khiến trẻ sợ bóng tối. Chẳng hạn như quái vật và kẻ xấu trong chường trình ti vi trẻ xem hoặc lời nói dối do người lớn tạo ra sẽ xuất hiện trong tâm trí khi trẻ ngủ vào ban đêm khiến chúng cảm thấy khó chịu và sợ hãi.

    3 lý do khoa học không nên để trẻ ra ngoài vào ban đêm

    Hầu hết trẻ em khóc nấc khi chúng ra ngoài vào ban đêm. Theo quan điểm mê tín của người xưa, họ cho rằng mắt trẻ con rất dễ nhìn thấy những điều không hay. Những lo lắng của người lớn không phải là không có lý. Trên thực tế, có 3 lý do khoa học khuyên cha mẹ không nên để trẻ ra ngoài vào ban đêm.

    1. Trẻ sợ hãi vào ban đêm

    Ban đêm vô cùng bí ấn, là lúc con người hình thành vô vàn nỗi sợ kinh hoàng không rõ nguyên nhân. Bóng cây dưới ánh trăng mờ ảo, tiếng gió thổi xào xạc và những truyền thuyết kinh dị ám ảnh trong đầu đều khiến trẻ sợ hãi.

    Theo bản năng, con người ở trong bóng tối sẽ cảm thấy bất an. Nếu trẻ bất ngờ gặp một người hoặc một số động vật tìm kiếm thức ăn vào ban đêm mà khi chưa có sự đề phòng và chuẩn bị tâm lý, trẻ có thể thật sự sợ hãi và phải mất một thời gian để bình tâm trở lại.

    2. Trẻ dễ bị cảm lạnh

    Có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngày và đêm. Khi trời dần tối, nhiệt độ giảm dần. Trong khi sức đề kháng của trẻ rất yếu và trẻ rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Ra ngoài vào ban đêm, trẻ rất dễ bị cảm lạnh do nhiễm lạnh

    3. Trẻ rất dễ ngã và bị thương

    Vào ban đêm, một số nơi thiếu ánh sáng, nếu trẻ có thị lực kém cộng với sự nghịch ngơm của mình, khi nhìn không rõ đường rất dễ xảy ra va chạm, thậm chí là tai nạn nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Đây cũng là 1 trong 3 lý do cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài ban đêm.

    Làm thế nào để xoa dịu nỗi sợ cho con?

    Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: Cha mẹ nên xoa dịu nỗi sợ cho con bằng những cái ôm vỗ về. Khi con sợ, mẹ hãy lập tức an ủi bằng giọng nói nhẹ nhàng hoặc cái vỗ lưng để cho con cảm giác an toàn.

    Trẻ 7 – 12 tháng tuổi : Trẻ tuổi này đặc biệt sợ người lạ. Cha mẹ nên để trẻ chơi với bạn bè, cảm nhận tình thương của ông bà, xây dựng sự gắn kết với con trẻ để trẻ có cảm giác được chở che, bảo vệ.

    Trẻ 1- 1,5 tuổi: Trẻ phụ thuộc người thân, rất sợ bị chia ly, nhất là tách khỏi mẹ. Điều này khiến trẻ lo lắng, sỡ hãi và khóc nhiều hơn. Khi rời đi, mẹ phải nói cho con biết đi đâu và khi nào quay lại.

    Trẻ 2 – 3 tuổi: Trẻ tuổi này có một số kỹ năng ngôn ngữ nhất định. Nếu trẻ sợ hãi, cha mẹ có thể hỏi con lý do và đưa con thoát khỏi nỗi sợ đó.

    Nguồn: QQ

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI