Friday, March 31, 2023
Xem thêm
    HomeTechCó Gì HotTrạm vũ trụ ISS có nguy cơ bị rụng do rác vũ...

    Trạm vũ trụ ISS có nguy cơ bị rụng do rác vũ trụ của vệ tinh Trung Quốc thải ra

    Nếu không tính toán kỹ lưỡng thì Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS sẽ va chạm với một mảnh vỡ của vệ tinh Fengyun-1C – Trung Quốc. 

    Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vừa phát hiện một mảnh rác vũ trụ nằm trên quỹ đạo di chuyển trong tuần này. Nếu không có những hành động được tính toán cẩn thận, ISS và rác vũ trụ này sẽ có nguy cơ va chạm với nhau gây ra một vụ tai nạn nghiêm trọng ngoài không gian. Để tránh khu vực nguy hiểm này, ISS sẽ cần kích hoạt động cơ và tự di chuyển đến khoảng cách tối thiểu hơn 600 m so với mảnh rác vũ trụ kia. 

    – Ảnh:internet

    Rác vũ trụ này là mảnh vỡ của tàu vũ trụ Fengyun-1C. Đây không phải là lần đầu tiên ISS phải tự di chuyển để tránh khỏi một cuộc va chạm với rác vũ trụ. Fengyun-1C là một vệ tinh thời tiết do Trung Quốc phóng vào ngày 10 tháng 5 năm 1999. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Trung Quốc đã phá hủy vệ tinh này như một phần của cuộc thử nghiệm ASAT (Anti-satellite). Một hệ thống của ASAT đã va chạm trực diện với Fengyun-1C để phá hủy chiếc vệ tinh này thành hàng nghìn mảnh nhỏ ngoài không gian nhằm chấm dứt sứ mệnh hoạt động của nó. 

    Theo John V. Lambert, Tiến sĩ tại Cornerstone Defense, sự kiện này đã tạo ra hơn bốn nghìn vật thể có thể theo dõi và ước tính khoảng bốn mươi nghìn vật thể nhỏ hơn không thể theo dõi đã làm ô nhiễm không gian.

    Fengyun-1C được xem là vệ tinh tạo ra ra rác không gian quái dị nhất trong lịch sử khám phá không gian của loài người, vụ phá hủy theo chương trình ASAT đã tạo ra một khối lượng mãnh vỡ rác vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay.

    ISS sẽ tránh va chạm với rác vũ trụ nhờ các thông số hiệu chỉnh quỹ đạo được tính toán bởi dịch vụ hỗ trợ điều hướng và đạn đạo của Trung tâm điều khiển sứ mệnh TsNIIMash. Tính toán của họ sẽ khiến tàu vũ trụ chở hàng Progress MS-18 cập bến và động cơ định hướng hoạt động lúc 20:15 UTC trong 361 giây. Điều này sẽ tạo cho trạm một động lượng 0,7 m / s, cho phép độ cao trung bình của quỹ đạo ISS tăng 1.240 m để đạt 420,72 km và tránh được khúc quanh nguy hiểm.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI