Không chỉ riêng mình, nhiều anh em mà còn rất nhiều người dùng cũng thắc mắc tại sao chiếc điện thoại iPhone ghi là Made in China, nhưng lại là hàng Mỹ.

Mình đọc một tiêu đề trên một trang công nghệ có nội dung là: “Sản xuất ở Trung Quốc, nhưng tại sao iPhone lại là hàng Mỹ”. Thấy thú vị nên xin chia sẻ một số ý kiến cùng anh em thảo luận.
Lưu ý anh em, iPhone Trung Quốc chính là những iPhone hàng giả, hàng nhái. Nếu trên thị trường, anh em thấy ai bán iPhone Đài Loan loại 1, loại 2, iPhone Hàn Quốc loại 2… thì khả năng cao là hàng giả.
Nên xem
MADE IN CHINA

Mình vô ngay trọng tâm để cho anh em đỡ thắc mắc vòng vo. Liệu có sự khác nhau giữa hai sản phẩm ở trên không. Không! Chắc chắc là không anh em nhé.
iPhone “Made in China” không phải dành riêng cho thị trường Trung Quốc, không phải là iPhone giả đến từ Trung Quốc mà là iPhone quốc tế, chính hãng của Apple. Còn tại sao như vậy, mời anh em đọc đến bên dưới.
Tại sao không làm ở Mỹ?

Đầu tiên, việc chiếc iPhone gắn mác “Made in China” hay “Made in Viet Nam”… thì cũng là sản phẩm của Apple, nơi công nghệ của họ áp đặt vào chiếc iPhone.
Ở đây mình lấy ví dụ về Made in China, Trung Quốc là một trong những xưởng gia công lớn nhất thế giới. Nơi họ có đủ nhà máy, linh kiện để lắp ráp và đóng gói iPhone. Đặc biệt hơn, giá thuê nhân công ở Trung Quốc rẻ hơn ở Mỹ.
Nên xem
Việc sản xuất và lắp ráp iPhone tại đây, cũng như các thị trường giá nhân công rẻ khác như Ấn Độ, Việt Nam… sẽ giúp Apple lợi nhuận cao hơn. Như vậy đã giải đáp về tại sao không làm ở Mỹ hay các quốc gia phát triển khác, anh em hiểu nhé!
Công nghệ nào là của Apple? Công nghệ nào là của Trung Quốc?

Apple sẽ chịu trách nhiệm về bộ não của iPhone, hình dáng của iPhone và mọi thứ liên quan đến phần mềm của iPhone. Đây cũng chính là thứ quan trọng nhất, tại sao iPhone làm ở đâu nhưng vẫn là hàng Mỹ. Bởi vì Apple là công ty Mỹ.
Trung Quốc hay các quốc gia gia công khác sẽ không có công nghệ thiết kế hay trí tuệ nào trên iPhone cả, vì Apple giữ bản quyền.
Thay đó, Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm sản xuất linh kiện do Apple yêu cầu, lắp ráp và khâu cuối cùng là đóng hộp. Việc đóng hộp là thứ quyết định sản phẩm “Made in China”.
Giả dụ, Apple trình làng iPhone 11 sắp tới và mặt sau của sản phẩm có chữ “Made in Viet Nam” thì anh em hiểu rằng, lô hàng này được sản xuất và lắp ghép tại Việt Nam.
iPhone “Made ở đâu” cũng là iPhone chính hãng Apple!

Có nhiều người thắc mắc là, nếu iPhone được làm ở Mỹ sẽ sang trọng và có giá hơn iPhone được làm ở Trung Quốc.
Điều này là sai nha anh em!
iPhone ở đâu, nếu được gia công tại các xưởng do Apple chỉ định thì đều giống nhau về mọi thứ phần cứng lẫn phần mềm.
Không có chuyện iPhone 11 “Made in USA” sẽ có giá ra mắt 2000 USD trong khi iPhone 11 “Made in China” có giá 1000 USD đâu.
Nên xem
Chêch lệch mức giá chỉ là do nhà mạng hoặc nhà bán lẻ tại quốc gia đó định giá, không phải Apple cắt giảm linh kiện mà định giá cao, thấp khác nhau nha anh em.
Phổ cập tính năng khác nhau, tùy thị trường

Một điều nữa anh em hay nhầm lẫn. Đó là các tính năng và trang bị phụ kiện trong hộp đựng iPhone sẽ khác nhau.
Ví dụ một số thị trường Singapore hay Hong Kong xài củ sạc 3 chân cắm trong khi Việt Nam, Mỹ chỉ 2 chân cắm… Vậy Apple có cắt giảm bớt phụ kiện hay gì không?
Không!
Như mình nhắc đến ở trên, tùy thị trường mà Apple trang bị khác nhau. Ví dụ như Hong Kong sử dụng mạng lưới điện tốt nhất với 3 chân cắm, trong khi Việt Nam xài 2 chân để thích hợp với mạng lưới điện 220kV.
Để phù hợp với từng thị trường, Apple chế tác sao cho hợp lý với người dùng nhất chứ không phải cắt bớt công nghệ hay linh kiện. Ở trường hợp ví dụ trên, củ sạc 3 chân hay 2 chân đều có tác dụng như nhau.

Nói về phần mềm, ví dụ một số phần mềm tích hợp sẵn trên iPhone khi ra mắt. Như là Apple Pay sẽ có thị trường Mỹ trong khi Việt Nam không có. Giải thích anh em cũng có thể hiểu ở trên, là tùy thị trường cái nào ưa dùng sẽ được Apple phân bố cụ thể.
Đến đây là kết thúc một số thứ mình tìm hiểu và chia sẻ về iPhone gắn mác “Made in China”. Hy vọng sẽ giúp ích được anh em và nếu có cách giải thích hay hơn hãy cùng thảo luận, anh em nhé.