Chưa có công cụ nào giúp xác định xem chiếc smartphone của bạn có bị gì không sau vụ ứng dụng WhatsApp bị hack. Nhưng dưới đây là những dấu hiệu bạn cần để ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, dù máy bạn có cài ứng dụng này hay không.
Theo báo cáo từ The Financial Times, ứng dụng WhatsApp bị hack cho phép kẻ tấn công phát tán phần mềm theo dõi trên iPhone và Android chỉ bằng một cuộc gọi đang làm xôn xao dư luận. Facebook, đơn vị sở hữu ứng dụng này lại thêm một phen nữa lao đao.
Xui xẻo cái nữa là không có cách nào để kiểm tra liệu chiếc smartphone của bạn có dính phải những phần mềm độc hại đó hay không.
Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu người dùng nên lưu ý, có thể giúp nhận biết thiết bị của mình có đang bị thao túng bởi tin tặc sau vụ ứng dụng WhatsApp bị hack hay không.
Nên xem

Theo Domingo Guerra, chuyên gia bảo mật di động tại Symantec nói rằng người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi trên thiết bị cầm tay của mình.
Đơn giản như, nếu thời lượng pin sử dụng hoàn toàn khác so với trước (cách đây vài ngày…) hay tự dưng nóng lên liên tục dù không sử dụng, có thể là nó đang gửi và nhận dữ liệu liên tục, dấu hiệu của việc thiết bị đang bị tổn thương.
Cập nhật hệ điều hành cho chiếc điện thoại bạn đang cầm lên phiên bản mới nhất, đồng thời cũng cập nhật luôn WhatsApp là những điều quan trọng cần phải làm trước tiên nếu bạn sợ chiếc bị ảnh hưởng sau khi ứng dụng WhatsApp bị hack tháng này.
Nên xem

Mặc dù WhatsApp đã phát hiện lỗ hổng và thông báo sửa lỗi, nhưng không cho biết có bao nhiêu trong số 1,5 tỷ người dùng đã bị ảnh hưởng.
Người đại diện của công ty chủ quản ứng dụng nói rằng việc thu thập thông tin khá giới hạn, rất khó để nói chính xác số lượng như mong muốn.
Nên xem
The Financial Times cho biết, NSO Group chính là nhà phát triển của công cụ khiến ứng dụng WhatsApp bị hack. Đây cũng là công ty đứng đằng sau sản phẩm có tên gọi Pegasus, có khả năng kích hoạt camera và micro của thiết bị qua email. Họ cũng đã tiếp thị sản phẩm của mình cho chính phủ và cơ quan tình báo.
Vì sự đắt đỏ của kiểu công cụ theo dõi này, nên người dùng bình thường sẽ không phải lo lắng nhiều về khả năng bị ảnh hưởng trong đợt tấn công, trừ phi bạn là một yếu nhân, dẫn lời Jay Rosenberg, một nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky Labs cho hay.

Những công cụ như Screen Time của Apple hay Digital Wellbeing của Google, và những công cụ tương tự giúp người dùng kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị cũng là giúp phát hiện những gì đang diễn ra trên máy bạn, Guerra cho hay.
Anh nói rằng cũng có một số ứng dụng và dịch vụ không được liệt kê trong công cụ trên, nên xem coi cái gì làm tốn pin nhiều nhất sẽ giúp ích rất nhiều.
Nếu bạn có dùng các gói dữ liệu mạng, hãy xem nó có “đều đều” như mọi tháng hay không, sự gia tăng tiêu tốn dữ liệu mạng bất thường là dấu hiệu máy bạn đang bị “dính”.
Guerra cũng khuyên nên gỡ bỏ đi các app không dùng qua thời gian, vừa giúp nhẹ máy, đỡ tốn pin và đặc biệt là không để chúng trở thành nơi cho các ứng dụng độc hại ký sinh hay giả mạo, làm cho thiết bị của chúng ta bị tổn thương.
Nên xem

Sao lưu dữ liệu thường xuyên, chuẩn bị phương án để có thể đổi máy khác bất cứ lúc nào cũng là một điều quan trọng.