Sunday, April 2, 2023
Xem thêm
    HomeTechCó Gì HotDaisuke Inoue và chiếc đầu Karaoke đầu tiên: Tôi muốn cho cả...

    Daisuke Inoue và chiếc đầu Karaoke đầu tiên: Tôi muốn cho cả thế giới đều được hát

    Chiếc máy karaoke đầu tiên được tạo ra bởi một người đàn ông xém “thất bại” tại Nhật Bản.

    Trong chúng ta, ai cũng đều có “máu văn nghệ” và karaoke là thứ tuyệt vời nhất từng được phát minh để con người có thể giải trí sau mỗi giờ làm việc căng thẳng. Người ta thường biết nhiều đến việc đầu karaoke được phát minh bởi người Nhật nhưng ít biết đến đích thân ai là người tạo ra chiếc máy này. 

    – Ảnh:internet

    Inoue Daisuke chính là người phát minh ra chiếc máy karaoke đầu tiên. Ông Inoue Daisuke sinh ngày 10 tháng 5 năm 1940, là một doanh nhân Nhật Bản.

    Inoue lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm bánh chứ không hề liên quan đến nghệ thuật hay âm nhạc. Lên cấp ba, ông tham gia đội trống của trường mặc dù chưa từng biết cách đọc bản nhạc. 

    Sau khi tốt nghiệp, ông từng làm việc tại công ty chứng khoán khoảng 8 tháng, sau đó ông đã quyết định nghỉ việc để cùng đi lưu diễn với band nhạc của mình. 

    Đam mê là vậy, nhưng trong suốt thời gian chơi nhạc gần 9 năm trời, Inoue không có lấy nổi một đồng dư. Ông quyết định trở về nhà năm 28 tuổi với hai bàn tay trắng. Ông chơi nhạc tại các quán bar nơi ông sinh sống.

    Một ngày định mệnh đến với Inoue, một vị doanh nhân đến nhờ ông giúp đỡ việc chuẩn bị tiếc mục văn nghệ khi ông gặp đối tác. Không tự tin với khả năng ca hát của mình, vị doanh nhân này đã yêu cầu Inoue làm cách nào đó để giúp ông có thể hát chuẩn và hay hơn. 

    Thế là Inoue đã nghĩ ra cách cho ông thu âm trước vào băng cassette để tới khi đó chỉ cần bật lên và vị doanh nhân này hát theo. Từ sự kiện này, Inoue đã nghĩ ra ý tưởng tạo ra chiếc máy karaoke Juke đầu tiên của nhân loại.

    Chiếc máy này ban đầu hoạt động khá đơn giản, nó được kết nối với micro, loa và âm ly, chỉ cần bạn bỏ tiền xu vào thì nó sẽ phát ra bài hát mà bạn muốn và hát theo.

    – Ảnh:internet

    Inoue đã mất hai tháng để lắp ráp hoàn chỉnh Juke 8 với chi phí lúc đó là 425 USD. Lúc này, ông đã gọi band nhạc của mình đến và tiến hành ghi âm các bài hát đầu tiên. Lúc đó, họ đã thực hiện khoảng 300 bài hát phổ biến ở Nhật Bản.

    Chiếc máy chính thức hoạt động vào năm 1969 và chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1971. Ban đầu, ông chọn cách đặt nó tại các quán rượu ở địa phương, nhưng không ai quan tâm cả. Lúc này ông mới thực hiện chiến dịch cử nhân viên ăn mặc nóng bỏng đến và hát với Juke 8. Từ đó, chiếc máy trở nên nổi tiếng khi ai cũng thi nhau hát.

    Nói về cái tên karaoke, ông Inoue chia sẻ, vào năm 1952, đoàn kịch Takarazuka Kageki nổi tiếng ở Osaka bị cách nhạc công đình công. Lúc này không thể hủy buổi diễn nên chủ đoàn kịch đã ủy quyền cho một hãng điện tử phát minh cổ máy có thể phát nhạc để diễn viên biểu diễn mà không cần dàn nhạc sống. Và thế là cụm từ “dàn nhạc không trống” ra đời, tiếng Nhật đọc là “kara okesutura”, viết tắt là karaoke.

    Vài năm sau, Inoue bắt đầu ký kết hợp tác với các hãng thu âm lớn để đưa bài hát của mình vào đầu karaoke. Công ty của ông đã kiếm được hàng triệu đô la mỗi năm, sau đó ông giao quyền quản lý công ty lại cho em trai và nghỉ ngơi. 

    – Ảnh:internet

    Ông đã không đăng ký bản quyền đối với chiếc máy karaoke mặc dù nó có thể mang về cho ông hàng trăm triệu đô la. Ông cho rằng, đó không phải là một phát minh, ông chỉ tập hợp linh kiện lại để tạo ra nó, ông cũng chưa từng nghĩ nó sẽ trở nên phổ biến trên toàn cầu. Mà nếu nó được cấp bằng sáng chế thì chưa chắc karaoke sẽ trở nên phổ biến như ngày nay.

    Ông muốn để chiếc máy Juke 8 ở đó, để nó là tiền đề cho nhiều loại máy karaoke tiên tiến khác phát triển và đưa mọi người đến với ca hát dễ dàng hơn. Thật vậy, hiện nay karaoke là hình thức giải trí rất phổ biến trong toàn thế giới.

    Năm 1999, tạp chí Time của Mỹ vinh danh Inoue là một trong 20 người châu Á có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông còn được mời đến Đại học Harvard nhận giải Ig Nobel.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI