Mặt hạn chế lớn nhất ở cảm biến vân tay nhúng dưới màn hình là khiến cho người dùng khó có thể xác định được vị trí cảm biến để mở khóa.
Công nghệ nhúng cảm biến vân tay dưới màn hình được coi như là công nghệ của tương lai. Tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình giúp các nhà sản xuất smartphone giải quyết được vấn đề trong thiết kế cho một chiếc điện thoại.
Nên xem
Theo đó, có hai loại công nghệ quét vân tay dưới màn hình bao gồm: Cảm biến ánh sáng – tức sử dụng nguồn ánh sáng để nhận diện, và cảm biến siêu âm – tức sử dụng nguồn sóng siêu âm để nhận diện.

Về bản chất, cảm biến vân tay nhúng vào bên dưới màn hình hiển thị hoạt động tương tự như những cảm biến vân tay thông thường. Chúng ta cần phải đặt ngón tay vào đúng vị trí, ngay lập tức cảm biến sẽ nhận diện.
Tuy nhiên, có một điều khiến cho cảm biến vân tay nhúng dưới màn hình được cho là kém hiệu quả hơn rất nhiều so với cảm biến thông thường đó là việc xác định vị trí.
Nên xem

Cụ thể, đối với những cảm biến vân tay thông thường, không cần nhìn vào thiết bị người dùng vẫn có thể đặt đúng ngón tay vào đụng vị trí cảm biến vì chúng được thiết kế riêng biệt dễ nhận diện.
Trong khi đó, cảm biến vân tay nhúng dưới màn hình chỉ có icon nhận diện và sáng khi điện thoại được nhất lên, điều này khiến người dùng muốn mở khóa điện thoại phải thực sự nhìn trực tiếp vào màn hình để xác định được vị trí và đặt ngón tay vào.
Nên xem

Mặt hạn chế này tưởng chừng như không có gì nghiêm trọng, nhưng thực sự chúng ta mở khóa điện thoại hàng chục, thậm chí là cả trăm lần mỗi ngày, và nó gây ra nhiều phiền toái cũng như tốn thời gian.
Nên xem
Tương lai có thể cảm biến này sẽ được phát triển cho phép nhận diện được ở nhiều vị trí hơn trên màn hình, nhưng khi mở rộng vị trí nhận diện điều này đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh thêm nhiều phiền toái hơn nữa trong các tính năng và trải nghiệm.