Wednesday, March 29, 2023
Xem thêm
    HomeTập6 bài sơ cứu nhanh các chấn thương thể thao thường gặp

    6 bài sơ cứu nhanh các chấn thương thể thao thường gặp

    Việc sơ cứu nhanh các chấn thương trong thể thao giúp hạn chế mức độ vết thương và giúp cơ thể sớm hồi phục.

    Bất kỳ vận động viên hay người tập luyện thể thao nào đều có nguy cơ mắc chấn thương cấp tính như: Trật khớp, gãy xương, chấn thương đầu gối, chấn thương vai, bong gân, rách da, trầy xước.

    Mục tiêu chính các bước sơ cứu nhanh các chấn thương thể thao là dừng vết thương phát triển nặng hơn, ngăn ngừa thương tích hoặc thời gian hồi phục lâu hơn.

    Để phát huy hiệu quả các bài sơ cứu, anh em nên thực hành các thao tác như một thói quen để vào tình huống khẩn cấp là triển thôi. Giờ thì mời anh em vào bài.

    #1 Trật khớp

    Một trong những khu vực phổ biến nhất các anh em gymer hay vận động viên chuyên nghiệp có thể mắc là trật khớp cấp tính là ở vai.

    Vai là khớp di động nhiều nhất trên cơ thể. Khi đầu của xương cánh tay trên bị ép ra khỏi ổ vai, trật khớp sẽ xảy ra. Anh em có thể nhận thấy khớp trông khác lạ, bầm tím, sưng tấy hoặc khó cử động.

    6-bai-so-cuu-nhanh-cac-chan-thuong-the-thao-thuong-gap1

    Nếu nhận thấy trật khớp ở khớp này hoặc bất kỳ khớp nào khác, các chuyên gia khuyên anh em không nên di chuyển khớp và không cố gắng vận động nó.

    Sơ cứu nhanh chấn thương khớp vai trước khi nhân viên y tế đến là sử dụng nước đá, sau đó sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau tức thời.

    #2 Gãy xương

    Gãy xương là tình trạng xương bị gãy. Đây một trong những chấn thương cấp tính anh em cần nhanh chóng cấp cứu hoặc nhờ người xung quanh giúp đỡ ngay.

    Nếu xương xuyên qua da, nó được gọi là gãy xương hở. Gãy xương có thể gây đau dữ dội, biến dạng, bầm tím hoặc sưng to và khó cử động.

    Nếu nghi ngờ bị gãy xương, hãy luôn liên lạc ngay với cơ quan y tế hoặc đi cấp cứu ngay. Hạn chế di chuyển và vận động khu vực có nẹp nếu có sẵn. Nâng cao chi và chườm đá để giảm bầm tím hoặc sưng tấy. Nếu da đã bị vỡ, hãy cố gắng băng bó vết thương để tránh nhiễm trùng. Đắp băng vô trùng nếu có.

    Kiểm tra y tế sẽ xác định xem xương có bị gãy hay không hoặc có chấn thương cấp tính khác (như trật khớp) hay không.

    #3 Chấn thương đầu gối

    Có nhiều loại chấn thương đầu gối khác nhau anh em có thể gặp như: chấn thương sụn chêm, gân hoặc dây chằng. Các triệu chứng có thể bao gồm tiếng kêu lục cục hoặc tiếng lách cách, đau, yếu hoặc cảm giác xô lệch phần đầu gối.

    6-bai-so-cuu-nhanh-cac-chan-thuong-the-thao-thuong-gap4

    Với chấn thương này, anh em có thể áp dụng phương pháp sơ cứu nhanh PRICE:

    • Protect (Bảo vệ): bảo vệ có nghĩa là dừng hoạt động ngay lập tức và bảo vệ phần bị thương khỏi chấn thương thêm.
    • Rest (Nghỉ ngơi): Nghỉ ngơi để các mô lành lại.
    • Ice (Chườm đá): Chườm lạnh (nước đá hoặc túi đá bọc trong khăn mỏng) lên vết thương để giảm sưng và đau. Nước đá là chất làm co mạch. Nó làm cho mạch máu thu hẹp lại và hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại vị trí tổn thương. Chườm lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng hai giờ một lần, mỗi lần không quá 20 phút. Để nhiệt độ da trở lại bình thường trước khi chườm lạnh lại. Anh em có thể chườm lạnh vết thương cấp tính nhiều lần trong ngày.
    • Compression (Nén): Nén chấn thương cấp tính có lẽ là phương pháp điều trị tức thời quan trọng tiếp theo. Bằng cách nhanh chóng quấn phần cơ thể bị thương bằng băng thun hoặc băng quấn giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy. Nếu có thể, bạn nên chườm đá lên vùng bị thương qua băng quấn để hạn chế sưng tấy.
    • Elevation (Nâng cao): Nâng cao khu vực bị thương là một cách khác để giảm lưu lượng máu và sưng tấy ở khu vực đó.

    #4 Bong gân và biến dạng

    Bong gân và căng cơ là chấn thương mô mềm có thể xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân hoặc khuỷu tay. Tuy nhiên các mô liên quan có hơi khác nhau.

    Bong gân là một chấn thương làm căng hoặc rách dây chằng, là mô kết nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp.

    Các triệu chứng của bong gân bao gồm đau, sưng và hạn chế sử dụng khớp.

    Nếu nghi ngờ bị căng cơ hoặc bong gân, hãy ngừng hoạt động gây ra chấn thương. Sau đó sử dụng phương pháp PRICE tôi đã hướng dẫn ở trên để giảm sưng đau và đi khám.

    #5 Chấn thương vai Rotator Cuff

    Chấn thương này thường xuất hiện khi anh em ngã. Nó gây ra một cơn đau rất dữ dội ở vai. Anh em cũng có thể cảm thấy khó chịu và ngay lập tức bị yếu ở cánh tay.

    Nếu nghi ngờ chấn thương Rotator Cuff, bạn nên dừng việc đang làm và để cánh tay nghỉ ngơi. Tiếp tục sử dụng khớp vai có thể gây thêm chấn thương.

    Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần, hãy liên hệ đến bệnh viện ngay để được đánh giá và chẩn đoán.

    #6 Rách da

    Các vết trầy xước tồn tại ở nhiều dạng, từ vết xước nhỏ, vết phồng rộp và vết rách nhỏ đến vết rách nghiêm trọng hơn và vết thương động mạch có thể đe dọa tính mạng.

    6-bai-so-cuu-nhanh-cac-chan-thuong-the-thao-thuong-gap3

    Có thể rửa vết thương bằng xà phòng và nước. Với những vết vết trầy xước bị ô nhiễm (vết xước có các mảnh vụn dính vào chúng) có thể cần được điều trị tại bệnh viện bằng cách tưới nước dưới áp lực để loại bỏ các hạt lạ.

    Sau khi vết thương được rửa sạch và băng bó, bạn cũng có thể chườm đá và ấn để kiểm soát vết bầm tím hoặc sưng tấy liên quan.

    Nếu anh em sơ cứu cho người khác bị thương hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp để tránh lây nhiễm. Sử dụng latex hoặc găng tay cao su đủ khả năng bảo vệ bản thân khi băng bó, lau rửa vết thương.

    Học cách sơ cứu nhanh các chấn thương là cách bảo vệ mình và những người xung quanh đúng không anh em?

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI