Tuesday, September 26, 2023
Xem thêm
    HomeSốngGiải đáp những thắc mắc phổ biến nhất cho anh em mới...

    Giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất cho anh em mới ra trường

    Giải đáp những câu hỏi thường gặp của sinh viên mới ra trường.

    Bước ra khỏi cổng trường đại học, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong óc chúng ta có lẽ là: “Giờ thì làm gì tiếp?”.

    Viễn cảnh này chắc không hề xa lạ với các sinh viên mới ra trường.

    Suốt 12 năm giáo dục cơ bản và cả 4 năm đại học, con đường của chúng ta hầu như đã được vạch sẵn bởi cha mẹ, thầy cô và xã hội. Chúng ta không bao giờ phải mò đường, mà chỉ cần biết đi đường sao cho tốt.

    Cho đến khi phải bắt đầu tự do và tự lo cho con đường sự nghiệp, chúng ta tất nhiên sẽ cảm thấy đôi chút mông lung lạc lối.

    Dưới đây, tôi sẽ bàn luận về những trăn trở phổ biến của sinh viên mới ra trường, dựa trên kinh nghiệm cá nhân, với hy vọng giúp ích được cho anh em.

    1. Ra trường rồi thì làm gì tiếp?

    Đây có lẽ là câu hỏi cơ bản nhất và phổ biến nhất. Và đáp án cho nó không chỉ có một.

    Ngoài đi làm kiếm tiền, một số người lựa chọn chọn gap year, một năm nghỉ xả hơi không làm gì cả, chủ yếu du lịch hoặc làm việc vặt linh tinh.

    Một số khác bắt tay vào khởi nghiệp, làm chủ một cửa hàng ăn uống hoặc thời trang.

    Có người về nhà phụ giúp việc kinh doanh của gia đình. Có người chọn học lên thạc sĩ hoặc văn bằng hai.

    Cũng có người chọn làm tình nguyện viên cho các dự án phi lợi nhuận, như dạy học cho trẻ em vùng cao, truyền thông bảo vệ môi trường hoặc sức khỏe cộng đồng.

    Không có một câu trả lời chung cho tất cả. 

    okay-ra-truong-roi-va-gio-thi-minh-lam-gi-tiep-2

    Kể từ thời khắc rời trường đại học, tương lai do chúng ta làm chủ và chịu trách nhiệm. Chúng ta tùy ý vẽ ra con đường phía trước cho bản thân.

    Và nếu vẫn chưa biết phải làm gì, anh em trước mắt cứ “rải” CV xin việc khắp nơi và chờ lời mời phỏng vấn của một công ty nào đó.

    2. Lương sinh viên mới ra trường là bao nhiêu?

    Với những ai quyết đinh đi làm kiếm tiền, câu hỏi này rất cần được trả lời, vì nó giúp mình thương thuyết về lương hiệu quả với nhà tuyển dụng.

    Về chủ đề này, có thể tham khảo chi tiết tại:

    3. Làm sao để có công việc lương nghìn đô mỗi tháng?

    Trước khi nghĩ đến việc làm sao để có được lương nghìn đô, hãy bắt đầu bằng việc có cái nhìn toàn cảnh về lương bổng trên thị trường lao động, để biết thế nào là cao và thế nào là thấp. Có thể tham khảo:

    Tiếp đó, chúng ta hãy tự đánh giá xem sức lao động của bản thân có giá trị bao nhiêu. Điều này có thể được định lượng dựa trên các tiêu chí như bằng cấp, số năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

    Có thể tham khảo những người có kinh nghiệm làm cùng lĩnh vực.

    10-thac-mac-pho-bien-cua-anh-em-moi-ra-truong-va-loi-giai-dap-4

    Tự đánh giá sẽ giúp mình biết được bản thân xứng đáng với mức lương bao nhiêu. Và để có được mức lương cao hơn, cần phải bổ sung những khoản nào.

    Nếu mình thực sự giỏi, nghìn đô chỉ là một con số rất nhỏ mà thôi.

    4. Nên làm cho công ty nhỏ hay tập đoàn to?

    Đây cũng là một câu hỏi phổ biến khác của sinh viên mới ra trường. Bạn có thể tìm câu trả lời đầy đủ trong bài.

    5. Có nên học tiếp không?

    Nghĩa là, có nên học thạc sĩ, học văn bằng hai, hoặc tham gia một khóa học nào đó không?

    Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích của từng người.

    Nhưng theo tôi, kể từ lúc này, việc học nên gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp.

    Nghĩa là, tùy vào mình muốn làm công việc gì, và công việc đó đòi hỏi những chứng chỉ, kỹ năng, kiến thức gì, mình mới quyết định được nên học gì.

    Và để biết được những điều này, trước hết cứ đi làm một thời gian đã.

    okay-ra-truong-roi-va-gio-thi-minh-lam-gi-tiep-3

    6. Có nên làm trái ngành đã học?

    Hãy xem lại phần trả lời cho câu hỏi số 1. Một khi đã ra trường, tương lai do mình tự quyết. Nếu cảm thấy muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó thì cứ theo đuổi thôi.

    Làm trái ngành không phải là việc gì quá to tát.

    Vấn đề nằm ở chỗ, mình có đủ năng lực để có được công việc mà mình muốn hay không mà thôi.

    Ảnh: Internet.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI