Monday, June 5, 2023
Xem thêm
    HomeSốngĐây là lý do vì sao đàn ông nên có cho mình...

    Đây là lý do vì sao đàn ông nên có cho mình một tri kỷ thật sự

    Chúng ta thi thoảng vẫn hay nghe đến từ “tri kỷ”, nhưng “tri kỷ” có nghĩa là gì?

    Tri kỷ” trước hết là một từ Hán Việt. “Tri” có nghĩa là hiểu biết. “Kỷ” là “mình”, là “tôi”.

    Người tri kỷ là người hiểu rõ cái “tôi” của chúng ta. 

    Điển tích về “tri kỷ”

    Nói về hai chữ “tri kỷ”, không thể bỏ qua một giai thoại nổi tiếng của Trung Quốc như sau:

    Thời Xuân Thu có hai người bạn là Quản Trọng và Bảo Thúc Nha.

    Thuở hàn vi, hai người đi buôn chung. Lúc chia lời, Quản Trọng thường lấy phần hơn. Người ngoài nhìn vào bất bình, nhưng Bảo Thúc Nha vui vẻ nói:

    “Quản Trọng không phải tham tiền, chỉ là gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ, nên ta cũng bằng lòng nhường cho hắn”.

    tri-ky-la-gi-va-vi-sao-dan-ong-nen-co-cho-minh-mot-nguoi-tri-ky-1

    Quản Trọng đi làm ăn thường bị lắm kẻ nạt dọa, hà hiếp nhưng không một lời phản kháng. Mọi người cười chê là nhu nhược, nhưng Bảo Thúc Nha lại cho bạn là người khoan dung.

    Khi theo việc quân, mỗi khi ra trận thì Quản Trọng đi sau; khi thu quân về thì Quản Trọng đi trước. Mọi người đều chế giễu cho là hèn nhát. Bảo Thúc Nha lại bảo:

    “Chỉ vì người còn mẹ già nên phải giữ thân thể để phụng dưỡng mẹ.”

    Về sau, Quản Trọng phò tá công tử Củ, Bảo Thúc Nha phò tá công tử Tiểu Bạch. Công tử Củ và công tử Tiểu Bạch vốn là hai anh em cùng tranh ngôi quân chủ nước Tề.

    Khi công tử Củ bị công tử Tiểu Bạch tiêu diệt, Bảo Thúc Nha đã tiến cử Quản Trọng cho công tử Tiểu Bạch, để y được theo hàng và làm tướng quốc.

    Trong khi người ta chê bai Quản Trọng không giữ được khí tiết, Bảo Thúc Nha bảo:

    “Quản Trọng không phải vô sỉ, mà là người không câu chấp những tiểu tiết thường tình, là kẻ có chí làm lợi cho cả thiên hạ.”

    tri-ky-la-gi-va-vi-sao-dan-ong-nen-co-cho-minh-mot-nguoi-tri-ky-2

    Sau này, khi Quản Trọng sắp chết, vua Tề hỏi có nên cử Bảo Thúc Nha làm tể tướng thay vào vị trí của Quản không, thì Quản Trọng liền bác đi, cho rằng:

    “Làm tể tướng phải giỏi chính trị, mà chính trị vốn hay trí trá.

    Bảo Thúc Nha là bậc quân tử, yêu điều thiện, ghét điều ác, tà chính phân minh, không thể làm chính trị được, vậy chớ nên giao chức tể tướng.”

    Có người trách Quản Trọng vong ân bạc nghĩa với bạn, Bảo Thúc Nha liền nói:

    “Đó là Quản Trọng biết lấy nghĩa công đặt trên tình riêng, vì nước chứ không vì bạn. Chẳng uổng công ta đã tiến cử anh ấy với vua.”

    tri-ky-la-gi-va-vi-sao-dan-ong-nen-co-cho-minh-mot-nguoi-tri-ky-3

    Quản Trọng luôn biết rõ những lời thanh minh của Bảo Thúc Nha dành cho mình. Ông từng cảm khái mà thốt lên rằng:

    “Sinh ra ta ấy là cha mẹ, nhưng hiểu ta trên đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi” (Sinh ngã giả, phụ mẫu dã; tri kỷ giả, Bảo Thúc Nha dã.)

    Câu nói này của Quản Trọng đã đi vào sử sách hơn 2.500 năm qua. Và hai chữ “tri kỷ” được người đời gửi gắm vào đó nhiều ý niệm quan trọng về tình bạn.

    Vì sao đàn ông nên có cho mình một người tri kỷ?

    Có một người tri kỷ là chúng ta có một mentor, một người đứng ngoài cuộc và dõi theo, có một người đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất trong cuộc sống của mình.

    Không những thế, có một người tri kỷ, tức có một người hiểu mình, là thoát được cảnh ngộ vô tri âm, cô đơn, lạc lõng giữa cõi nhân sinh rộng lớn.

    Đó là cảnh ngộ khiến Trần Tử Ngang cảm khái mà viết bài Đăng U Châu đài ca: “Tiền bất kiến cố nhân, hậu bất kiến lai giả, niệm thiên địa chi du du, độc sảng nhiên nhi thế há.”

    Nghĩa là: “Phía trước không thấy người xưa, phía sau không thấy ai đến, nghĩ rằng trời đất rộng lớn mênh mông, một mình tuôn giọt lệ”.

    Như thế đủ thấy, chẳng phải sống trên đời, có một người tri kỷ là một điều hạnh phúc hay sao?

    Ảnh: Internet.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI