Giao tiếp nơi công sở là chìa khóa chứng minh năng lực cũng như sự chuyên nghiệp trong công việc của đàn ông hiện đại.
Nhiều anh em cục súc vẫn nghĩ giao tiếp nơi công sở chỉ là hình thức nói chuyện với đồng nghiệp. Mà lời nói gió bay, nói sao chẳng được, quan trọng là làm được việc thôi.
Sai quá sai, giao tiếp bao gồm hình thức trao đổi thông tin bằng miệng hoặc qua nền tảng ứng dụng và cả cách anh em tiếp nhận thông tin.
Một lỗi rất lớn trong giao tiếp khiến anh em trở thành một phiên bản kém duyên là cái tôi quá lớn.
Nhiều anh em không những không lắng nghe góp ý, chia sẻ của người khác mà thường tự quyết mọi chuyện dẫn đến làm sai việc hoặc không nhận biết được đúng sai.
Tạm cất cái tôi để lôi cái chung ra, tôi có 7 quy tắc giao tiếp nơi công sở để chia sẻ cho anh em đây:
1. Tạm dừng trước khi mở miệng
Sự khác nhau giữa con người và động vật chính con người có khả năng nghĩ rồi mới trả lời chứ không phải phản xạ bằng cách nhảy vào miệng đối phương.
Có một câu nói của cầu thủ Đức Huy tôi rất tâm đắc ‘Bình tĩnh tạo nên sự quý tộc’, câu này chuẩn chỉnh trong giao tiếp đấy anh em
Khi được hỏi, hãy dừng lại từ 3-5 giây mới trả lời. Điều này giúp anh em thận trọng xem xét câu hỏi, có thêm thời gian suy nghĩ cho câu trả lời. Suy nghĩ trước khi nói sẽ giúp anh em tránh nói quá nhiều hoặc gây hiểu lầm cho người nghe.

Áp dụng thói quen này anh em sẽ thấy câu trả lời của mình chất lên theo thời gian đấy.
2. Lặp lại câu hỏi
Khi được hỏi hãy lặp lại câu hỏi theo cách của anh em, điều đó cho người đối diện thấy anh em đã tập trung lắng nghe, hiểu rõ câu hỏi, cảm xúc, suy nghĩ của người đối thoại.
Tuy nhiên với những câu hỏi chứa nội dung phàn nàn thì không cần lặp lại đâu.
Ví dụ đơn giản – Sếp hỏi ‘Hôm nay đi gặp khách hàng quan trọng mà cậu ăn mặc bình thường quá nhỉ?’
Đừng lặp lại, đó lại là phạm trù chê, anh em nên xem xét và sửa chữa ngay.
Nên xem
3. Tôn trọng khác biệt
Đa số chúng ta làm việc trong một môi trường đa văn hóa, đa thế hệ. Vì thế cách giao tiếp chân thành sẽ tạo ra tương tác thế hệ tích cực.
Hãy thực sự lắng nghe, hỏi han, quan tâm người khác với một sự chân thành. Mỗi thế hệ khác nhau sẽ có cách làm việc, suy nghĩ khác nhau.

Điều đó không có nghĩa họ sai, anh em đúng, điều đó có nghĩa là mọi người khác biệt.
Suy nghĩ này sẽ đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, rập khuôn khi anh em cho rằng ông sếp đầu muối tiêu của mình già, lỗi thời, nói gì cũng như người ở thế kỉ trước, không đáng làm sếp mình.
Không ai muốn xây dựng một đội bóng mọi cá thể đều giống nhau, chúng ta muốn xây dựng một đội bóng gồm những thành viên khác biệt, nhưng sự khác biệt tạo nên sức mạnh.
4. Chủ động thông báo nội dung cho cuộc gặp sắp tới
Thời gian chạy deadline là vàng là bạc đúng không anh em. Vì thể để tiết kiệm thời gian và chủ động hơn trong cách giao tiếp nơi công sở cho anh em và đồng nghiệp là báo trước nội dung họp, họp trong bao lâu và để họ sắp xếp lịch, có cơ hội đồng ý hoặc dời lại.
Nên xem
5. Sử dụng hình thức giao tiếp phù hợp với đối tượng và trường hợp cụ thể
Nếu có cuộc trò chuyện nghiêm túc như xin nghỉ việc luôn, xin nghỉ đi đám cũ người yêu cũ, trao đổi tin mật,…. với một người bận rộn (sếp, quản lý) anh em nên liên lạc qua email.
Rủ đi nhậu thì cứ thoải mái lên group bàn sôi nổi, còn có việc gấp thì cứ nên gọi điện thoại là tốt nhất.
6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ánh mắt, cử chỉ tay và giọng nói đều thể hiện rõ thông điệp anh em đang cố gắng truyền tải.
Một tư thế thoải mái, cởi mở (cánh tay mở rộng, đôi chân thư giãn) và giọng điệu thân thiện sẽ khiến anh em có vẻ dễ tiếp cận và sẽ khuyến khích người khác nói chuyện cởi mở.

Việc giao tiếp bằng mắt cũng rất quan trọng. Hãy nhìn thẳng vào mắt người trò chuyện để chứng minh anh em đang tập trung vào người đó và cuộc trò chuyện.
Tuy nhiên, không được nhìn chằm chằm, gây khó chịu cho người đối diện.
Tôi tin người đối diện sẽ không trách những anh em có tật về mắt đâu. Anh em đừng mặc cảm.
Chúc anh em giao tiếp nơi công sở duyên dáng và chất lừ.