Sunday, September 24, 2023
Xem thêm
    HomeNgẫmTại sao lại cười cợt Trump?

    Tại sao lại cười cợt Trump?

    Bước vào Nhà Trắng trong sự ngỡ ngàng và không ít hoài nghi của nhiều người, nhưng chưa đầy hai năm, ông Trump đã tạo ra những biến động sôi nổi cho nước Mỹ và cho cả thế giới.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 25.9 tuyên bố chính phủ của ông đã đạt được những thành tựu vượt những chính phủ trong lịch sử khiến nhiều đại biểu cười lớn. Nhưng có phải ông Trump quá huênh hoang hay tự đắc về những gì mình đã làm được?

    Bước vào Nhà Trắng trong sự ngỡ ngàng và không ít hoài nghi của nhiều người, nhưng chưa đầy hai năm, ông Trump đã tạo ra những biến động sôi nổi cho nước Mỹ và cho cả thế giới. Những chính sách của ông được công bố và thực thi đúng với cam kết lúc tranh cử.

    Nhà lãnh đạo hành động

    Về đối nội, ông Trump đã mạnh tay thực hiện chính sách hạn chế tiếp nhận người tị nạn, trục xuất người tị nạn phạm pháp; nỗ lực xoá bỏ chính sách y tế Obamacare; rút khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris; ký sắc lệnh “Độc lập Năng lượng” cho khôi phục khai thác than đá…

    Ông Trump phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 – Ảnh: Reuters – Ảnh:

    Về đối ngoại, ông chủ Nhà Trắng gây sức ép toàn diện buộc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán; tăng thêm gần gũi trong quan hệ với các đồng minh như Israel và Đài Loan; không kích Syria để trừng phạt và răn đe, buộc Mexico, Canada, EU phải nhượng bộ để đàm phán lại các thoả thuận thương mại; rút khỏi thoả thuận hạt nhân với Iran; tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc

    Ông cũng tuân thủ với nguyên tắc đề ra là “không can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác”. Một điều có thể nhận thấy rõ nhất thay đổi của ông so với những người tiền nhiệm là chính sách của Mỹ ở Trung Đông.

    Tất cả những chính sách trên được thực hiện gần như nguyên vẹn với những gì ông đã hứa lúc tranh cử. Dĩ nhiên, có chính sách cho kết quả trong thời gian ngắn hạn, có chính sách cần phải chờ thời gian dài mới đánh giá đầy đủ tác động nhưng những quyết định và hành động của ông Trump chứng minh cho người dân Mỹ thấy ông là một nhà lãnh đạo hành động, quyết liệt và cứng rắn.​

    Nên xem

    Vụ bắt giữ “sếp lớn” Huawei: Ngưỡng không thể quay đầu trong chiến tranh lạnh Mỹ – Trung?
    Vụ Mỹ yêu cầu nhà chức trách Canada bắt giữ giám đốc tài chính toàn cầu của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei Mạnh Vãn Châu là một bước leo thang dữ dội và bất ngờ trong bối cảnh nhiều người nói về một cuộc đối đầu kiểu chiến tranh Lạnh giữa hai cường quốc này.

    Khác với cựu Tổng thống Barack Obama hay George Bush là tài trợ cho phiến quân nổi dậy hay đưa quân can thiệp trực tiếp vào khu vực này khiến Mỹ lún sâu vào các cuộc chiến hao người, tốn của, Trump tiến hành các chiến dịch quân sự một cách nhanh chóng nhưng vẫn đạt được mục đích, điển hình như chiến dịch không kích ở Syria hồi tháng 4 năm nay.

    Trên hết, nước Mỹ vẫn đang rất lạc quan sau những chính sách trên nhất là trên phương diện kinh tế: nhiều việc làm được tạo ra, các chỉ số chứng khoán đạt kỷ lục, sự thịnh vượng của người Mỹ dường như đang trở lại.

    Thực dụng nhưng khó lường

    Bỏ qua các quan điểm tấn công cá nhân, những người công kích ông Trump chủ yếu phê phán chính sách của ông là “huỷ hoại các giá trị Mỹ”, làm tổn hại lợi ích đồng minh, “thân Nga”. Tuy nhiên, những quan điểm này không đủ bằng chứng và diễn biến thực tế để kết luận.

    Chính trị Mỹ lâu nay đã quá quen thuộc với hình ảnh các chính trị gia mẫu mực, định hình sự “phải đạo chính trị” (political correctness). Ông Trump đi ngược lại những khuôn mẫu đó.

    Đương kim tổng thống Mỹ đã có những quyết định được xem là phá vỡ sự “phải đạo chính trị”, tạo nên hình ảnh một người mạnh mẽ, cương quyết, có lúc bộc trực nhưng cũng đầy bí ẩn đến khó đoán.

    Nói cho cùng, với ông Trump, sự “phải đạo chính trị” nếu nó không thực sự vì lợi ích của nước Mỹ, không làm cho nước Mỹ trở nên hùng cường thì nó cũng chẳng là gì.

    Trên hết, ông Trump đã phá vỡ những quy tắc, những cách thức vận hành lâu nay của chính phủ Mỹ mà nhiều trong số chúng đã bị các nước trong đó có chính những đối thủ của Mỹ “bắt bài” và lợi dụng.

    Sự xuất hiện của Trump trên trường chính trị quốc tế không những phá vỡ những khuôn mẫu cũ mà còn làm đảo lộn những toan tính của nhiều nước đặc biệt là của Trung Quốc. Một bài viết trên tờ Financial Times nhận định rằng cách thức ông Trump hành động đã khiến Bắc Kinh “đau đầu”, làm phá sản những hiểu biết về cách thức chính phủ Mỹ vận hành mà Trung Quốc đã dày công thâm nhập nghiên cứu.

    Ngay cả các lãnh đạo hàng đầu của Wall Street nắm xương sống và mạch máu của nền kinh tế Mỹ cũng thừa nhận với Bắc Kinh họ không thể tác động đến quyết sách của ông Trump trong chiến tranh thương mại.

    Những điều trên cho thấy ông Trump là nhà lãnh đạo đầy thực dụng nhưng cũng rất linh động.

    “Nước Mỹ trên hết”

    Cũng tờ Financial Times có nhận định rằng ông Trump là một nhà lãnh đạo khó đoán. Bài viết chỉ ra, một lúc ông Trump tuyên bố mạnh mẽ và gay gắt với Triều Tiên nhưng một lúc khác ông đã có thể bắt tay, ôm chặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

    Không ít lần ông Trump thể hiện điều này với cả lãnh đạo những quốc gia đồng minh của Mỹ như Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hay với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc – quốc gia đối thủ lớn nhất của Mỹ. Ông Trump ca ngợi tình bạn của ông với họ trên phương diện cá nhân nhưng rồi vẫn tiến hành các chính sách kinh tế chống lại quốc gia của họ.

    Tai sao lai cuoi cot Trump anh 2

    Ông Trump làm đảo lộn những toan tính và hiểu biết về Mỹ của Trung Quốc – Ảnh: Reuters – Ảnh:

    Tờ Nikkei cho rằng, do xuất thân là doanh nhân, ông Trump không muốn đối phương mất thể diện khi gặp mặt trực tiếp. Nhưng là nhà lãnh đạo thực dụng, ông vẫn kiên định lập trường của mình, thực hiện những điều mà ông cho là có lợi cho nước Mỹ. Đó chính là tinh thần thực dụng của Mỹ, chỉ có lợi ích quốc gia mới là mãi mãi.

    Có thể ông Trump cảm thấy bất ngờ với tràng cười của các đại biểu trong phòng họp Liên Hiệp Quốc vào đêm qua, nhưng với những gì ông đã thể hiện trong quá khứ thì có thể tin rằng, mặc ai cười, ông ấy vẫn kiên định với lập trường và hành động đúng với tinh thần ông đề ra: “Nước Mỹ là trên hết”.​

    Nên xem

    Vụ bắt giữ “sếp lớn” Huawei: Ngưỡng không thể quay đầu trong chiến tranh lạnh Mỹ – Trung?
    Vụ Mỹ yêu cầu nhà chức trách Canada bắt giữ giám đốc tài chính toàn cầu của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei Mạnh Vãn Châu là một bước leo thang dữ dội và bất ngờ trong bối cảnh nhiều người nói về một cuộc đối đầu kiểu chiến tranh Lạnh giữa hai cường quốc này.
    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI