Vậy rốt cuộc là ai “nhái” ai đây?
Là lá cờ đầu nên sức ảnh hưởng của PUBG đến cộng đồng là không hề nhỏ.
Thậm chí những tựa game sinh sau đẻ muộn như Call Of Duty: Blackops 4, Rules Of Survival, Ring Of Elysium… không chỉ bị đem ra so sánh mà còn thường xuyên bị gán ghép là “đạo nhái” PUBG.
Nhưng sự thật thì sao hãy tìm hiểu cùng Oliver nhé.
Survival Pass của Fornite
Xét về tuổi đời thì PUBG dưới bàn tay thần kỳ của Brendan Greene là lá cờ đầu trong thời đại game sinh tồn ngày nay và Fornite chỉ là tựa game đạo nhái “rẻ tiền” dưới con mắt game thủ PUBG.
Ấy vậy mà mặc dù thâm niên lâu năm nhưng PUBG lại không nghĩ đến tấm vé sinh tồn mà chỉ tập trung phát triển hệ thống rương vật phẩm (Crate) mới.
Chỉ đến khi Fornite ra mắt Fornite Battle Pass, PUBG mới rục rịch phát hành Survivor Pass ngay sau khi ra mắt bản đồ Sanhok.
Nên xem
Súng ống hiện đại trong Call Of Duty
Đối với game thủ sức hấp dẫn của PUBG nhanh chóng lan tỏa rộng một phần nằm ở hệ thống vũ khí cân bằng và đem đến nhiều lựa chọn thú vị để kết liễu kẻ địch.
Hệ thống vũ khí trong PUBG thời điểm vừa ra mắt mặc dù không mấy đa dạng, đạn dược khan hiếm nhưng lại khiến game thủ phải cân nhắc kỹ càng và thu thập nhiều hơn.
Thế nhưng thời gian gần đây PUBG lại cập nhật quá nhiều vũ khí hiện đại như Beryl M762, MK47, G36C hay PP19 Byzon chuẩn bị ra mắt ở bản đồ mới Vikendi.
Chính việc chạy đua vũ trang giống Call Of Duty này vô hình chung lại giết đi yếu tố sống còn thú vị của game và đẩy PUBG trở thành một phiên bản khác nhưng không tới của Blackops 4.
Nên xem
Bản đồ rộng lớn của Arma 2
PUBG nhanh chóng thu hút game thủ ngay khi chỉ vừa Early Acess với bản đồ duy nhất Erangel.
Với khả năng tùy biến đa dạng và nhiều lựa chọn để sinh tồn, đến tận ngày nay Erangel vẫn là bản đồ được yêu thích nhất của game thủ PUBG.
Tuy nhiên với game thủ tinh mắt, họ nhanh chóng nhận ra nét tương đồng giữa bản đồ Erangel và bản đồ trong Arma 2.
Sự thật thì cha đẻ của PUBG, Brendan Greene trong thời gian lưu lạc ở Brazil đã từng vay mượn khá nhiều ý tưởng để tạo nên bản Mod sinh tồn đầu tiên trong Arma 2.
Nên tương đồng cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên sự tương đồng này cũng không thể là lý do để biện minh cho việc vay mượn của Brendan và PUBG.
Ý tưởng Battle Royale vay mượn từ tiểu thuyết cùng tên của Koushun Takami
Sau khi nhà phát triển Treyarch chính thức công bố ngày ra mắt tựa game Call Of Duty: Blackops 4 và chế độ sinh tồn Blackout.
PUBG đã đá xoáy khá lộ liễu Black Ops 4 khi để dòng trạng thái Twitter “Tuyệt vời, chào mừng Call Of Duty gia nhập câu lạc bộ“.
Tuy nhiên nhà phát triển lại bị người hâm mộ phản damage không thể nặng hơn “Bây giờ ông đang hành động như kiểu ông là người đầu tiên nảy ra ý tưởng về sinh tồn à“.
Trong tự truyện của mình Brendan đã từng thú nhận là ông vay mượn khá nhiều ý tưởng từ bộ phim The Hunger Games và Battle Royale.
Nhưng nếu xét xa hơn, trước khi bộ phim sinh tồn đầu tiên Battle Royale ra mắt năm 2000, thì người Nhật đã biết cuộc chiến sinh tồn khốc liệt này qua tiểu thuyết cùng tên của Koushun Takami hoàn thành năm 1996 và xuất bản năm 1999.
Cùng với việc vay mượn ý tưởng từ truyện, phim và game. Đến cả engine cũng dùng chung với Fornite vậy thì làm sao PUBG có thể mạnh dạn vỗ ngực kiện người khác “đạo nhái” được cơ chứ.