Bóng đá Việt Nam cần thay đổi nhiều thứ để tận dụng tài năng của những cầu thủ gốc Việt, mà phần nhiều được “ra lò” từ những môi trường chất lượng ở châu Âu.
Một trong những lý do khiến nhiều cầu thủ gốc Việt ngại trở về Việt Nam thử sức, là vì suy nghĩ bóng đá Việt Nam vẫn còn kém phát triển.
Như trường hợp của Bobby Lương Nguyên Bảo (Viettel) hay Martin Lò (Phố Hiến), phải đến khi cả hai chứng kiến tận mắt cơ sở vật chất của đội bóng, họ mới “gật đầu về liền”.
Tuy vậy, số lượng đội bóng Việt Nam có cơ sở vật chất như CLB Viettel và Phố Hiến thực sự là không nhiều.
Nếu tính thêm kinh phí hoạt động có đủ đầy lâu dài hay không, thì số lượng có lẽ đếm không hết 2 bàn tay dù V.League có 14 đội, hạng Nhất có 12 đội.

Khi cầu thủ gốc Việt trở về Việt Nam thử sức rồi thì tiếp tục phát sinh câu chuyện về những sự khác biệt.
Vấn đề được nhắc nhiều là “không ai chuyền bóng cho” trong những buổi tập. Dễ hiểu vì khoác áo đội tuyển Quốc gia là vinh dự cao quý nhất trong sự nghiệp, cạnh tranh khốc liệt rất khó tránh khỏi.
Tiếp theo là khác biệt về thể hình, khiến nhiều cầu thủ gốc Việt phải thi đấu trái sở trường khi về Việt Nam.
Nên xem
Đặng Văn Lâm có may mắn khi thủ môn là vị trí đặc thù trên sân. Nhưng điển hình nhất là Mạc Hồng Quân, 1m80, được đào tạo ở vị trí tiền vệ tiền vệ công, nhưng được đôn lên làm trung phong.
Phải đến mùa giải 2019, Quân mới được trả về đúng vị trí sở trường tại Than Quảng Ninh và hiện đã có 2 bàn thắng, 1 kiến tạo sau 4 vòng đấu V.League 2019.
Rào cản lớn nhất đối với cầu thủ gốc Việt chính là về văn hóa ứng xử. Câu chuyện của Đặng Văn Lâm hai lần xích mích với đồng đội tại CLB Hải Phòng chỉ vì “ghét cái thái độ” là minh chứng rõ nét.
Tuy nhiên, mọi điều trên đều xuất phát từ sự thích nghi của bản thân cầu thủ gốc Việt. Quan trọng hơn cả là tuyển Việt Nam rất thiếu những giai đoạn tập trung theo đúng lịch đề ra trong cả 1 năm của FIFA, tức những giai đoạn FIFA Day – trong năm 2019 có 5 giai đoạn.
Như ở giai đoạn FIFA Day hồi tháng 3 vừa qua, tuyển Việt Nam lẫn V.League nhường chỗ hoàn toàn cho U23 Việt Nam thi đấu tại vòng loại U23 châu Á 2020. Điều ngay tại Đông Nam Á, chỉ có duy nhất bóng đá Việt Nam thực hiện.

Thiếu sự tính toán dài hơn và chỉ bắt đầu tập trung khi có giải đấu quan trọng, phần nào đã khiến cơ hội giành một suất lên tuyển Việt Nam trở nên khó nhằn, tính cạnh tranh luôn rất cao.
Dẫn đến tình trạng, những cầu thủ gốc Việt, một là không thể trở về vì CLB chủ quản có quyền giữ lại nếu thời điểm tập trung không thuộc FIFA day, và hai là phải lập tức cạnh tranh khốc liệt, khó mà hòa nhập nhanh.
Nên xem
Tháng 6 tới đây, tuyển Việt Nam sẽ dự giải giao hữu King Cup 2019 tại Thái Lan. HLV trưởng Park Hang-seo đã đánh tiếng muốn gọi trở về thử sức một số cầu thủ gốc Việt.
Hiện đang có 3 cái tên nổi bật mà ngay cả báo chí Thái Lan cũng đánh giá cao, là tiền đạo Alexander Dang (Na Uy), hậu vệ cánh Jason Quang Vinh Pendant (Pháp) và thủ môn Filip Nguyễn.
Nhưng VFF vẫn đang im lặng về vấn đề trên.
Nên xem