Hai trận thắng của U23 và U19 tuyển Việt Nam trước Thái Lan ít nhiều mang yếu tố chủ nhà. Các đội trẻ Thái Lan cũng thể hiện được điều mà Việt Nam không có.
Trận U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan (4-0), bảng K vòng loại U23 châu Á 2020. Trận U19 Việt Nam vs U19 Thái Lan (1-0), giải U19 Quốc tế 2019.
Hai kết quả khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam sướng đến ‘phát điên’, vì đối thủ là đại kình địch trong khu vực Đông Nam Á.
Dẫu vậy, những người tỉnh táo nhất lại không hề nghĩ bóng đá Việt Nam đã thực sự vượt qua Thái Lan.
Lý do đầu tiên là yếu tố chủ nhà của bóng đá Việt Nam trong hai cuộc đối đầu này.
Vòng loại U23 châu Á 2020, U23 Thái Lan tham dự để cọ xát khi họ đã có suất mặc định dự VCK U23 châu Á 2020 vì là nước đăng cai.
Trận U23 Thái Lan đè bẹp 4-0 U23 Indonesia được chính đội thua lý giải là do các cầu thủ chủ quan khi gặp lại bại tướng (thắng 2-1) ở trận chung kết giải U22 Đông Nam Á 2019 hồi giữa tháng Hai.
Nên xem
Thêm nữa, lịch thi đấu vòng loại U23 châu Á 2020, U23 Việt Nam là nước đăng cai bảng K, cũng gặp lợi khi được xếp lịch thi đấu. U23 Việt Nam đá khung giờ rất đẹp là 20h, trong khi hai trận trước đó, U23 Thái Lan đều thi đấu lúc 17h.
Việc sắp xếp lịch thi đấu cũng phần nào giúp U19 Việt Nam giành chiến thắng trước U19 Thái Lan ở chung kết giải U19 Quốc tế 2019.

Thậm chí sự khắc nghiệt còn lớn hơn dành cho các đội khách, khi đội chủ nhà toàn thi đấu lúc 17h30, thời tiết, nhiệt độ dễ chịu hơn rất nhiều so với 15h.
Sân 19/8, Nha Trang có khán đài B ở hướng Đông, khán đài A ở hướng Tây, cả một ngày sân 19/8 hưởng trọn ánh nắng, đến khoảng hơn 16h, mặt trời mới dần được các tòa nhà che khuất.
Vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khung giờ rất lớn, nên mới có chuyện U19 Trung Quốc sau khi thi đấu liên tiếp hai trận khung giờ 15h, đã không thể hồi phục kịp (thua 0-1) khi gặp U19 Việt Nam lúc 17h30.
Ở trận chung kết, các cầu thủ U19 Thái Lan đã “hết pin” từ phút 70 trở đi, cố lắm nhưng cũng không thể có bàn thắng gỡ hòa.

Phân tích kỹ hơn hai đội bóng trẻ Thái Lan, đến cả U19 Thái Lan có tập hợp là đội hình dự bị của dự bị, cũng đã thể hiện đúng bản sắc của bóng đá Thái Lan. Đá bóng ít chạm, tấn công bài bản và có nhiều toan tính.
Cũng có ngắn ngày chuẩn bị, U19 Việt Nam dự giải cũng không phải là đội hình mạnh nhất lứa. Tuy vậy, lối chơi mà thầy trò HLV Guillaume Greachen rất nhiều lúc tỏ ra rời rạc, ưu tiên quyền kiểm soát bóng hơn là xây dựng một pha tấn công có ý đồ.
Hồi đầu năm 2018, “Zico Thái” Kiatisak Senamuang từng gây sốc với nhận định Việt Nam sẽ cần 10 năm để đánh bại đội bóng xứ chùa Vàng.
Nên xem
Nhìn vào thành tích hai năm qua của bóng đá Việt Nam, nhận định của Kiatisak đã sai hoàn toàn.
Song, có lẽ “Zico Thái” đã nhìn vào cách xây dựng lối chơi bản sắc của các đội tuyển và cả nền móng là các giải quốc nội của Việt Nam và Thái Lan, để đưa ra kết luận như vậy.
Nhận xét của Kiatisak không hề sai với góc nhìn của một người làm chuyên môn, có thâm niên ở cả Việt Nam và Thái Lan. Còn ở góc nhìn “cứ thắng Thái Lan là sướng” thì rõ ràng đã là “chém gió”.

Nhưng hẳn Kiatisak hiểu “trái bóng tròn, không thể nói trước được điều gì”. Bóng đá Thái Lan đã có thế hệ Vàng với những cầu thủ đầu 9x, hai lần vô địch SEA Games (2013, 2015) xen giữa hai lần vô địch AFF Cup (2014, 2016). Những Kawin Thamsatchanan, Theerathon Bunmathan, Thitipan Puangchan, Chanathip Songkrasin,… át luôn cả đàn em sau này.
Bóng đá Việt Nam sau một năm 2018 và đầu năm 2019 thành công rực rỡ. Đến hiện tại, lứa 1995-1997 cũng đang có độ vênh nhất định từ tuyển Việt Nam xuống U23 Việt Nam.
Sự an tâm là chưa có với Hoàng Đức thay thế Công Phượng, Triệu Việt Hưng thay Đỗ Hùng Dũng, Trương Văn Thái Quý thay Lương Xuân Trường,…
Đến đây, ý của Kiatisak sẽ không sai nếu bóng đá Việt Nam tĩnh tâm nhìn lại nền tảng cho các cấp đội tuyển, đó là các giải VĐQG.
Nên xem
Nên xem