V.League chưa bao giờ hơn được Thai League, vì nền bóng đá Việt Nam có tầm nhìn kém hơn hẳn Thái Lan hay vì điều gì?
Ngay trước ngày V.League 2019 khởi tranh, giải đấu mới công bố nhà tài trợ. Nhưng hợp đồng chính thức chưa được ký kết và có được ký lâu dài không thì “sẽ phụ thuộc vào chất lượng giải đấu và sự quan tâm của toàn bộ người hâm mộ đối với giải đấu V.League 2019”.
Trận khai mạc V.League 2019 cũng không thu hút được nhiều sự quan tâm. Rất đông CĐV Việt Nam đã ca thán về sự “nghiệp dư” của V.League.

Càng tủi thân hơn khi nhìn qua Thai League của Thái Lan. Dù giải đấu chưa bắt đầu, nhưng thông tin, hình ảnh của những trận giao hữu vẫn tràn ngập trên mạng xã hội từ fanpage riêng của CLB đến fanpage giải đấu.
V.League từng tự hào là giải đấu số một Đông Nam Á. Nhưng đó chỉ là những lời tự tâng bốc nhau, “con hát mẹ khen hay”.
Nên xem
Thai League hơn gì V.League?
Ngôi sao sáng nhất bóng đá Thái Lan là Kiatisak từng phải qua V.League thi đấu thì Thai League có hơn gì? Đúng, nhưng đó là người ta quên nhắc tới cái giá mà bầu Đức phải bỏ ra để chiêu mộ huyền thoại bóng đá Thái Lan. Người ta cũng quên luôn cả thời điểm và sự quyết tâm mà người Thái chọn để thể hiện.
Bầu Đức đã phải trả lương cho Kiatisak cao hơn các đối thủ 20%, bên cạnh việc trang bị cho Kiatisak đầy đủ biệt thự, xe Mercedes,… Thậm chí còn chuyển khoản trước luôn 2 năm tiền lương. Mức lương 7.000 USD/tháng của Kiatisak gấp 4,3 lần mức cao nhất dành cho cầu thủ nội ở V.League 2002.
Thai_League khi đó không có gì hấp dẫn khi chỉ có vài đội bóng chịu đầu tư lẫn làm hình ảnh.

Tới HAGL, Kiatisak ngay lập tức thành biểu tượng của đội, những cầu thủ Thái Lan ở thời điểm năm 2002 đó cũng đều là trụ cột ở các đội.
Những điều ở trên đã không xảy ra trong trường hợp của thủ môn Đặng Văn Lâm (Muangthong United) và tiền vệ Lương Xuân Trường (Buriram United). Cả hai đều chỉ là “ngoại binh suất ASEAN” vốn nằm trong kế hoạch để tăng sức hút cho Thai League ở Đông Nam Á.
Cái giá của Đặng Văn Lâm là 500 nghìn USD để mua đứt, còn Xuân Trường là 150 nghìn USD để mượn 1 năm. Mức lương của cả hai đều là 10 nghìn USD/tháng, con số vẫn kém hơn nhiều so với những ngôi sao. Năm 20015, Teerasil Dangda đã nhận 25 nghìn USD/tháng.

Thai League thì hơn gì V.League? Đó là tầm nhìn và sự kiên trì theo đuổi chiến lược đã vạch ra.
Bắt đầu cải cách từ năm 2007, sau 12 năm, Thai League đã là một hệ thống giải đấu hoạt động xuyên suốt với Thai League 1 (16 đội), Thai League 2 (18 đội), Thai League 3 (32 đội), Thai League 4 (64 đội).
Kinh phí hoạt động của các đội bóng cũng đã không phụ thuộc hoàn toàn vào túi tiền của các ông bầu. Họ đã bắt đầu đạt doanh thu tốt trong suốt hơn 5 năm qua nhờ vào tiền bản quyền truyền hình, bán áo đấu, vật phẩm,…
Không như ở V.League tìm một nhà tài trợ thôi cũng đã khó, các đội bóng Thái Lan luôn có cả tá thương hiệu, nhãn hàng trên áo đấu.
Nên xem
Xây nhà từ nóc
Giải vô địch quốc gia là nền tảng cho các cấp đội tuyển.
Bóng đá Thái Lan còn làm được hơn thế, mà chắc chắn sẽ bền vững hơn là trông mong vào tài năng của HLV ngoại như bóng đá Việt Nam với ông Park Hang-seo hiện tại.
Người Thái đã đưa được triết lý bóng đá từ đội tuyển ra tới… đường phố. Đội tuyển đá sao, phong trào đá y chang vậy.
Dạo quanh khuôn viên sân vận động quốc gia Thái Lan – Rajamangala hoặc ở dưới gầm những con đường cao tốc trên cao, chắc chắn sẽ thấy bóng dáng tik-tok (tiki-taka) ở các sân chơi được “người lớn” dựng lên cho thanh niên “chơi free, bớt hư hỏng, bia rượu”.

Nhìn cá nhân, là đầy rẫy cú vê gầm giày mang dáng dấp của những siêu sao futsal Thái Lan như Kritsada Wongkaeo, Jirawat Sornwichian…; có luôn những cú nã đại bác y hệt Thonglao, Adisak Kraisorn,…
Cả đội bật tường 1-2 tanh tách dù hỏi ra thì họ mới lập đội. Vì ở Bangkok rất nhiều sân chơi free, thấy sân nào còn trống thì vào xin chơi cùng là được.
Thành công trong bóng đá rất nhiều lúc mang tính thời điểm. Quan trọng nhất vẫn cần có được nền tảng tốt, khi thất bại rồi cũng sẽ nhanh chóng trở lại được vị thế vốn có.
Với người Thái, họ có điều để tin vào chuyện ấy. Còn chúng ta, sau thành công của U23 và đội tuyển mang dáng dấp của một ông bầu bắt đầu chán bóng đá là gì?
Nên xem
Nên xem