Wednesday, March 29, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông TháiTuổi trẻ là những tấm chiếu mới, việc của các bố là...

    Tuổi trẻ là những tấm chiếu mới, việc của các bố là làm cũ nó đi

    Cái lợi của tuổi trẻ là được phép sai lầm, bố phải có trách nhiệm dẫn dắt

    Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt, nhiều trẻ vẫn đang lờ đi như chưa hề có chuyện gì xảy ra, mặc kệ tất cả. Điều này khiến nhiều ông bố trăn trở không biết làm gì để răn đe khi con phạm lỗi.

    Có phải bạn thường quát con: “Tại sao bố nói mãi mà con cứ ngồi im như thế hả?” Tiếp theo đó là một trạng thái cảm xúc nóng giận chạy qua. Nếu không “quản lý” được cảm xúc này, sẽ là những lời mắng chửi, thậm chí những trận đòn roi giáng xuống con trẻ.

    Bố cứ tưởng những lời mắng chửi con cái như vậy sẽ giúp trẻ nhận ra được những lỗi lầm sai trái của mình và sửa chữa. Song những lời độc địa, chua cay ấy có sức mạnh phá hoại ghê gớm, còn hơn cả đòn roi. Nhiều trẻ phạm tội, hủy hoại bản thân, nhẹ nhất cũng tỏ thái độ bất cần, phớt lờ đi những gì bố đang nói.

    Tuoi-tre-la-nhung-tam-chieu-moi-viec-cua-cac-bo-la-lam-cu-no-di

    Cái lợi của tuổi trẻ là được phép sai lầm. Nếu như sau một vài sai lầm tuổi trẻ mà bị thóa mạ, trách mắng hay bỏ rơi thì trẻ sẽ rất dễ tổn thương. Bố phải nhớ, trẻ đặc biệt nhạy cảm với những lời quy chụp, xúc phạm của người lớn. Do đó, khi giáo dục con cái, đòi hỏi các ông bố cần phải có kỹ năng và nên nhớ những điểm sau:

    1. Không phán xét con kiểu “chụp mũ”

    Trẻ còn nhỏ, chúng chưa có nhận thức và suy nghĩ hoàn chỉnh như người lớn. Do đó, khi con có lỗi, bố hãy suy ngẫm thật kỹ trước khi đưa ra những lời phán xét về các khuyết điểm đó. Đừng bao giờ buông lời sắc mỏng, quy chụp lỗi lầm cho trẻ sẽ khiến chúng cảm thấy mình bị oan ức, chán ngán.

    Ví dụ: Trong đợt thi vào trường chuyên vừa rồi, trẻ không đạt được điểm để trúng tuyển. Theo phản xạ thường ngày, bố sẽ mắng, “chắc tại do mê chơi game, lười học nên rớt chứ gì, đã nói rồi, từ nay không được sờ đến máy tính hay điện thoại nghe chưa? Mắng chửi như vậy là xúc phạm trẻ, là phủ nhận mọi cố gắng từ trước đến nay của trẻ, sẽ gây phản ứng mạnh mẽ.

    Thay vì như thế, bố hãy suy xét lý do vì sao con không làm tốt, nếu con trả lời, bài thi vượt quá khả năng của con. Bố hãy động viên con, “lần này không được, thi con xem như một trải nghiệm đẹp. Học trường bình thường vẫn tốt”. Một thái độ hòa nhã, kiên nhẫn, tôn trọng là cần thiết để giúp trẻ tăng thêm động lực cố gắng để đạt được nhiều điều tốt đẹp trong tương lai.

    Tuoi-tre-la-nhung-tam-chieu-moi-viec-cua-cac-bo-la-lam-cu-no-di

    2. Cho trẻ có cơ hội được trình bày nguyên nhân phạm lỗi

    Khi trẻ có lỗi, không phải trẻ không nhận ra những sai lầm và đau buồn về chuyện đó. Bố hãy cho trẻ cơ hội để được trải lòng mình. Biết đâu qua đó, hai bố con nhận ra nguyên nhân đến từ đâu và cùng nhau tư duy khắc phục chúng.

    Thấy con thi rớt trường chuyên, bố có thể nói: “Thật khó tin đây là sự thật, vì bố nghĩ con trai bố đã siêng năng, cố gắng lắm mà?. Biết đâu khi ấy bố lại được nghe con giải thích: “Con đã cố gắng lắm, thế nhưng khi làm được một nửa bài thi, con cảm thấy rất mệt, không tập trung được, và kết quả là như vậy.

    Các chuyên gia cho rằng, sự thấu hiểu và khoan dung của bố mẹ giống như nước cam lồ của Bồ tát có thể dập tắt được ngọn lửa giận dữ bùng phát trong lòng, tránh được những chuyện đau lòng.

    3. Hãy nói lời xin lỗi con

    Tại sao khi bố có lỗi với một ai đó trong công ty, trong gia đình, hay với những người vô tình chạm phải ngoài đường, bố mẹ sẵn sàng nói lời xin lỗi, vậy mà tại sao không dám xin lỗi con mình.

    Tuoi-tre-la-nhung-tam-chieu-moi-viec-cua-cac-bo-la-lam-cu-no-di

    Giá như, sau khi trút giận lên con cái bằng những lời cay động, bằng hành vi bạo lực, bố nói với con hai từ “xin lỗi” hay “Ban nãy bố giận quá, nên hơi quá lời, con đừng trách bố nhé”. Chỉ cần thế, trẻ em đủ độ vị tha để không bùng phát những thái độ phản ứng tiêu cực.

    Không ai không có những lần tức giận. Có nhiều cách thể hiện sự tức giận khác nhau, nhưng dù nóng giận thế nào cũng không được quyền xúc phạm đến giá trị cốt lõi, nhân phẩm của mọi người, huống chi đó lại là con con của mình.

    Bố nên nhớ, giận dữ dễ dàng gây ra những phá hoại, hơn là xây dựng. Bố có muốn một ngày nào đó, đứa con yêu của mình rời bỏ gia đình sau những năm tháng chúng phớt lờ để đối phó với cơn nóng giận của bố. Mọi việc tốt đẹp, hay xấu xa đều đến từ hành vi và thái độ của bố.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI