Sunday, September 24, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông TháiTâm sự của một ông bố thường mất kiểm soát khi dạy...

    Tâm sự của một ông bố thường mất kiểm soát khi dạy dỗ con

    Một người cha nếu lúc nhỏ thường xuyên bị đánh mắng, bạo hành sẽ có xu hướng trả đũa lên chính con cái của mình.

    “Tôi không hiểu vì sao tôi rất dễ nổi giận, liên tục đánh con dù đó chỉ là những lỗi lầm rất nhỏ của chúng. Gần đây tôi mới phát hiện ra, bản thân mình từng bị bố mẹ đánh như vậy khi tôi còn rất nhỏ”, anh Hoàng Giang tâm sự.

    Anh Giang đã chia sẻ lý do vì sao anh không kiểm soát được cảm xúc của mình và thường xuyên đánh con, dù sau đó anh rất hối hận. Hy vọng qua câu chuyện này của anh Giang, bố mẹ sẽ tìm cách chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong của mình, từ đó mới có thể kiểm soát được cơn nóng giận và không có những hành động “trả đũa” lên chính con cái.

    Tam-su-cua-mot-ong-bo-thuong-mat-kiem-soat-khi-day-do-con-1

    Tôi không thể nào bày tỏ với ai, ngay cả vợ mình bởi có nói cũng sẽ không có ai tin và sẽ nói tôi chỉ tìm cách biện minh cho những hành động thô bạo của mình với con cái. Mỗi khi con làm sai dù lỗi rất nhỏ, tôi cũng điên cuồng, cầm cây lên và đánh tới tấp vào người con. Thậm chí tôi còn dùng những lời lẽ thô tục để sỉ vả con mình. Gần đây, tôi nghe con nói chuyện với mẹ nó về những điều tồi tệ của tôi đã làm cho con khiến tôi vô cùng day dứt.

    Tôi biết mình đã làm tổn thương con nhiều lắm, chắc chắn rằng vết thương này sẽ theo con đến lúc con trưởng thành. Nhưng tôi không thể kiểm soát được. Khi cơn giận nổi lên, tôi như trở thành một người khác. Tôi rất đau lòng và cảm thấy ghê tởm chính mình. Tôi tự đặt câu hỏi, tại sao tôi thường đánh con vô cớ như vậy.

    Có thể, một người nào đó, khi bắt gặp bạn đánh mắng con cái, họ sẽ nói sao tôi có thể độc ác như vậy. Họ sẽ khuyên tôi hãy bình tĩnh lại, đừng có đánh con nữa, đánh như vậy con tôi sẽ chai lì và oán hận tôi nhiều hơn.

    Mọi hành động, cảm xúc của một con người đều xuất phát từ động cơ bên trong. Chỉ khi tôi tìm được nguồn gốc, tôi mới có thể cắt đứt và kiểm soát được những gì tôi đang làm với con mình.

    Tôi đã từng lớn lên trong một gia đình bạo hành, bị bố chỉ trích suốt trong thời thơ ấu. Bố tôi là một người nghiện rượu, mỗi lần uống rượu xong là bố sẽ đánh mắng mẹ tôi, tôi vào can ngăn bố đánh luôn tôi. Không biết bao nhiêu lần tôi đã bị bố đánh bầm tím hết người, có lần thoát chết vì bị bố dìm đầu vào lu nước. Từ nhỏ, tôi đã bị rất nhiều những cảm xúc tiêu cực và ức chế dồn nén.

    Theo thuyết 8 cơ chế phòng vệ của nhà phân tâm học Freud, một trong những cơ chế phòng vệ là sự phóng chiếu. Nghĩa là nạn nhân bị tổn thương sẽ tìm một đối tượng khác để đổ sự tổn thương của mình lên người đó, biến người kia trở thành nạn nhân chứ không phải là mình.

    Tam-su-cua-mot-ong-bo-thuong-mat-kiem-soat-khi-day-do-con-2

    Và thông thường, trẻ em là nạn nhân đầu tiên dễ bị phóng chiếu nhất, bị trút lên vì do quá bé, yếu đuối cả về thể chất lẫn tinh thần, không có khả năng phản kháng. Việc đứa trẻ bị ức chế mà không thể phản kháng, đôi khi dẫn đến đứa trẻ muốn chấm dứt, kết thúc chính mình, để kết thúc nỗi đau mà nó buộc phải chịu, không có cách nào thoát ra.

    Từ khi tôi học được cách quay về bên trong, tái hiện lại những hình ảnh đau đớn thời thơ ấu tôi đã trải qua, tôi đã ân hận rất nhiều. Tôi cảm thấy mình có lỗi với con rất nhiều. Rồi tôi học cách chữa lành những tổn thương của chính mình, học cách chuyển hóa những cơn nóng giận thành yêu thương. Tôi đã liên tục thực hành trong suốt hai năm. Giờ bản thân tôi đã không còn nóng giận và đánh mắng con vô cớ. Con tôi cũng trở nên thông minh, nhanh nhẹn hơn.

    Bố mẹ thân mến, trẻ em hiểu sự yêu thương một cách rất thuần khiết. Yêu thương là nâng niu, chăm sóc, chứ không phải là la mắng, chỉ trích, đánh chửi. Nếu đứa trẻ không được đối xử yêu thương theo cách này thì tâm trí nó bị nhiễu loạn, hoang mang về tình yêu thương.

    Đừng đem tổn thương của chính mình mà trả đũa lên con cái, tội con lắm.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI