Monday, June 5, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông TháiNhững ông bố nghèo EQ khiến con bất hạnh và thiếu tự...

    Những ông bố nghèo EQ khiến con bất hạnh và thiếu tự tin

    “Lớn rồi tự lấy thức ăn mà ăn đi, bắt người khác phải hầu cho mình à?”, “Chỉ có việc ăn cũng không xong, lớn lên thì làm được chuyện gì?”, “Lười học như vây lớn lên chỉ có đi đổ rác””. Đó là những câu cửa miệng của những ông bố nghèo cảm xúc khi giáo dục con cái, khiến con cảm thấy bất hạnh và thiếu tự tin trong cuộc sống.

    Trong thực tế, có rất nhiều phụ huynh mắc “hội chứng khủng bố” con cái như vậy. Họ dễ dàng nổi cơn thịnh nộ khi con không nghe lời, không làm theo ý bố mẹ, hoặc không đạt được kỳ vọng do bố mẹ đặt ra, mà không biết rằng việc đánh mắng, miệt thị, coi thường chỉ khiến đứa trẻ bướng bỉnh, khó dạy bảo hơn. Điều này cũng trực tiếp khiến cho con cái cảm thấy bất hạnh và thiếu tự tin. 

    Đặc điểm nổi bật của các ông bố có chỉ số cảm xúc thấp là luôn coi thường con cái, so sánh con với người khác, không hài lòng với kết quả dù con đã nỗ lực để đạt được, không quan tâm đến cảm xúc của con cái, thậm chí sẵn sàng dùng những lời trách móc, chì chiết và thô bạo.

    Nhung-ong-bo-ngheo-EQ-khien-con-bat-hanh-va-thieu-tu-tin

    Bố mẹ EQ thấp sẽ có tác động như thế nào đến con cái?

    Những đứa trẻ có bố mẹ có chỉ số EQ thấp sẽ chịu tác động như thế nào?. Một độc giả của trang báo nổi tiếng kể rằng, em rất thích học vẽ và thể thao hơn các môn tự nhiên, nên suốt những năm học phổ thông em luôn bị đem ra so sánh với người anh trai học giỏi của mình.

    Mặc dù, em rất cố gắng học hành chăm chỉ, mỗi ngày đều học bài đến khuya. Suốt 11 năm liền tuy không được học sinh xuất sắc như anh trai, em vẫn có những thành tích đáng kể. Vậy mà, bố mẹ lại không hài lòng, thừa nhận sự cố gắng của em, thay vào đó chỉ toàn là những sự so sánh khập khiễng.

    Một lần khác em bị bố mắng chửi vì lỡ than mệt. Em kể, hôm đó, em đi học về khoảng 12 giờ trưa, vì rất mệt nên em ngồi nghỉ. Bố em thấy thế liền mắng “chỉ có đi học không cũng kêu mệt, bố mày làm vất vả từ sáng đến giờ còn không kêu”.

    Nghe bố nói xong, em rất sốc và từ đó đến giờ em không kêu mệt hay nói chuyện, tâm sự với bố. Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Goleman đã viết trong cuốn sách: “Trí tuệ cảm xúc”: “Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên chúng ta học về cảm xúc. Cha mẹ có EQ cao sẽ có những đứa con EQ cao. Cha mẹ có EQ thấp có tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái”.

    Nhung-ong-bo-ngheo-EQ-khien-con-bat-hanh-va-thieu-tu-tin

    Hơn thế nữa, những đứa trẻ sống trong môi trường có bố mẹ có chỉ số cảm xúc thấp, tự bản thân chúng sẽ sống khép kín, không muốn gần gũi bố mẹ, dễ bị tổn thương, luôn cảm thấy bất hạnh và thiếu tự tin trong cuộc sống.

    Bố mẹ muốn con thành công phải biết học cách quản lý cảm xúc của mình

    Đại học Harvard từng kết luận, khả năng thành công trong cuộc đời của một người có 20% phụ thuộc vào chỉ số IQ, trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) chiếm 80%.

    Giáo sư Barber của Đại học Z0z Duke cho biết: “Nếu một người xuất sắc cả về trí tuệ và cảm xúc xã hội, anh ta sẽ khó thất bại”. Chỉ số IQ quan trọng, nhưng không thể coi thường sự phát triển của EQ.

    Ai đó đã từng bày tỏ tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc: “IQ quyết định sự lựa chọn nghề nghiệp, và trí tuệ cảm xúc quyết định sự thăng tiến”.

    Chỉ số IQ ảnh hưởng đến khả năng của trẻ, trí tuệ cảm xúc quyết định tính cách của trẻ. Thế nên, muốn trẻ phát triển, tư duy tốt, bố mẹ cũng phải biết học cách quản lý cảm xúc của mình.

    Đối với phụ huynh có trí tuệ cảm xúc cao, con cái cũng có cơ hội phát triển khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

    Không nên áp đặt, so sánh, tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói. Tạo cho con có cơ hội tiếp xúc, học hỏi để chúng được phát triển toàn diện về học vấn, về tư duy và sau đó hãy để các con được tự phát huy thế mạnh.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI