Friday, March 31, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông TháiNếu không muốn về già phải cảnh giác với con, có vài...

    Nếu không muốn về già phải cảnh giác với con, có vài điều các bố cần lưu ý

    Nghịch lý là con cái thay vì có bổn phận chăm sóc cha mẹ già thì bây giờ cha mẹ già lại phải lo lắng gánh vác cả gia đình của con.

    Bởi trong xã hội với nếp suy nghĩ bao đời, người lớn tin rằng sinh con trai sẽ duy trì nòi giống, giữ nếp nhà, lo hương khói tổ tiên. Còn con gái như bát nước đổ đi, lấy chồng theo chồng, coi như không có.

    Vì lối suy nghĩ ngày, nhiều gia đình đầu tư lớn cho con trai, thậm chí dồn mọi tài sản, sức lực để vun đắp cho cuộc sống sau này của con trai. Nhưng khi xã hội phát triển và ở thời điểm hiện tai, mọi thứ đã thay đổi.

    Neu-khong-muon-ve-gia-phai-canh-giac-voi-con-co-vai-dieu-cac-bo-can-luu-y

    Thậm chí có nhiều ông bố chua chát mà rằng “thời bây giờ muốn có cuộc sống tốt hơn về già thì phải cảnh giác với con trai. Nghe thì buồn thật nhưng đâu đó lại là sự thật. Vì sao lại có ý kiến này? Có 2 lý do từ hiện thực cuộc sống:

    Lý do thứ nhất: Cha mẹ quá chiều chuộng con cái

    Hai vợ chồng già là viên chức đã nghỉ hưu. Cả một đời họ chăm chỉ lao động, dành dụm cũng để lại được chút cơ ngơi gọi là có chốn đi về. Con trai họ năm nay 35 tuổi. Khi còn trẻ đã từng đi nhiều nơi làm ăn, sinh sống nhưng không nơi nào là ổn định. Cuối cùng cũng chẳng chốn dung thân.

    Đến khi nhận ra mình đã có chút tuổi, anh này bắt đầu sốt ruột và tìm cho mình một ý trung nhân. Sau khi cưới, cả hai cùng chuyển về nhà sống cùng cha mẹ già.

    Vì con trai và con dâu không có việc làm làm nên hai cụ phải dùng đến quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí của mình để bao trọn gói cho gia đình. Cuộc sống có con, có cháu nhưng rất eo hẹp.

    Neu-khong-muon-ve-gia-phai-canh-giac-voi-con-co-vai-dieu-cac-bo-can-luu-y

    Hai vợ chồng già thường than phiền con trai không có chí tiến thủ, không có việc làm, ở nhà lông bông khiến hai thân già đã sắp gần đất xa trời cũng không được thảnh thơi. Vì điều này mà hầu như ngày nào trong nhà cũng lời qua tiếng lại, cha mẹ con cái bỗng quay ra làm mặt nặng mày nhẹ với nhau.

    Có ngày hôm nay, suy cho cùng cũng bởi ngày con còn nhỏ, hai cụ từng quá chiều chuộng. Mọi việc luôn tới tay bố mẹ làm thay nên bây giờ, cậu bé ngày ấy cũng coi việc nuôi dưỡng là phần việc trọn đời của bố mẹ.

    Lý do thứ hai: Áp lực thực tế của trẻ quá lớn

    Áp lực kinh tế và cuộc sống ngày một lớn, nhiều gia đình dù có điều kiện cũng chỉ dám sinh một con. Thực trạng này ở thành phố ngày một rõ. Những đứa trẻ con một lớn lên, tưởng chừng nhẹ gánh nhưng thực tế áp lực mà đứa trẻ ngày nào phải chịu đựng là quá lớn.

    Neu-khong-muon-ve-gia-phai-canh-giac-voi-con-co-vai-dieu-cac-bo-can-luu-y

    Một người con phải chăm sóc cho cha mẹ già của mình. Sau khi kết hôn lại phải phụng dưỡng cha mẹ của nhau. Điều đó có nghĩa là hai người trẻ phải chăm sóc bốn người già. Những người cao tuổi tuy sống thọ nhưng lại mang trong mình nhiều bệnh mãn tính những năm cuối đời. Chưa kể, bên dưới còn là các con, tuổi ăn, tuổi học, tuổi khám phá, có rất nhiều khoản cần phải chi.

    Chính vì vậy, áp lực đối với các ông bố trẻ ngày càng cao. Trong trường hợp này, nếu xem việc dựa vào con là của để dành tuổi già thì rõ ràng không thực tế. Thế nên, dù có hơi phũ nhưng rõ ràng cha già cũng phải dựa vào chính mình. Đó cũng chính là thực tại đáng buồn của xã hội ngày nay khi mà cha mẹ già muốn dễ thở hơn, cuộc sống bớt tủi buồn hơn thì nhất định phải dư dả vật chất và tiền bạc.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI