Vì sao các ông bố luôn vắng mặt trong hành trình trưởng thành và giáo dục con cái?
Người cha có trách nhiệm kiếm tiền và không phải là người chăm lo cho con cái trong cuộc sống. Không chỉ trong quan niệm truyền thống phương Đông mà ở phương Tây tư tưởng này cũng in đậm.
Từ lâu, đàn ông được coi là trụ cột vật chất của gia đình, “Nam đảm trách bên ngoài, nữ chú trọng bên trong” là hình mẫu điển hình của gia đình hạt nhân. Thậm chí, trong tiếng Anh, bản thân từ mother đã bao hàm nghĩa “nuôi dưỡng”, khác hẳn với từ father, nghĩa là “tạo ra”.
Tuy nhiên, từ những năm 1970, khái niệm “sự tham gia của cha” ngày càng được chú ý nhiều hơn. Sự kỳ vọng đối với người cha đã thay đổi. Từ một người chu cấp vật chất cho gia đình đã chuyển sang một mối quan hệ đòi hỏi sự “đồng cam cộng khổ” với người mẹ. Tuy nhiên theo tiến trình thời gian, điều này không hề dễ dàng được hiện thực hóa.
Các bà mẹ trẻ thường phàn nàn rằng chồng của họ quan tâm đến nhiều thứ nhưng tuyệt nhiên gia đình luôn nằm ngoài lề. Bản thân các ông bố trẻ này cũng trưởng thành từ những gia đình vắng bóng cha thường xuyên trong hành trình trưởng thành của mình. Họ hiếm khi cảm nhận được sự hiện diện và sức ảnh hưởng của cha mình trong quá trình nuôi dạy.
Vậy, tại sao các ông bố thường bỏ lỡ sự trưởng thành và giáo dục của con cái?
Một mặt, sự tham gia của người cha trong việc nuôi dạy con cái thực sự bị hạn chế bởi các yếu tố thực tế.

Nếu nam giới tham gia nhiều hơn vào việc nuôi dạy con cái trong gia đình thì họ cần dành nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, dù thời gian làm việc của phụ nữ tăng lên nhưng nhìn chung thời gian làm việc của nam giới vẫn dài hơn và họ khó tìm được thăng bằng giữa quá nhiều gánh nặng. Nhiều khả năng các ông bố ngày nay vẫn tiếp tục được coi là người sản sinh ra của cải vật chất chính của gia đình và họ buộc phải dành phần lớn sức lực để hoàn thành trọng trách này.
Mặt khác, bên cạnh các yếu tố thực tiễn, một số yếu tố xã hội và tâm lý đang cản trở các ông bố tham gia vào quá trình trưởng thành và giáo dục con cái.
1. Đàn ông không được nuôi dạy như một “người có thể nâng cao người khác”
a. Mặc cảm xấu hổ khi thực thi kỹ năng làm cha:

Mặc dù xã hội ngày càng công nhận đóng góp của các ông bố trong trách nhiệm “làm cha” khi giúp vợ mình tránh khỏi trầm cảm sau sinh hay chăm sóc con cái như thay tã, tắm rửa, ngủ nướng… Nhưng những công việc này đồng thời khiến họ có chút mặc cảm xấu hổ bởi chúng đều là những việc “thiếu nam tính”. Khi người đàn ông trưởng thành là con một trong gia đình, trọng tâm giáo dục của cha mẹ họ khi xưa có thể là “mở ra thế giới” thay vì “quan tâm đến người khác”. Bản thân nhiều bậc cha mẹ cũng mang định kiến về hình tượng người đàn ông mà con mình sẽ trở nên trong tương lai. Điều đó khiến các cậu con trai mặc định rằng đàn ông không phải đụng tay làm việc nhà. Vì vậy, khi người đàn ông đó trở thành cha, họ vẫn còn mang mặc cảm xấu hổ ấy khi thực thi kỹ năng làm bố của mình.
b. Thiếu hình mẫu đàn ông là người biết chăm sóc:
Cha chính là hình mẫu người đàn ông đầu tiên và có sức ảnh hưởng đến đứa con trai sau này. Rất có thể một cậu bé sẽ thấy rằng cha thường xuyên vắng mặt trong gia đình, là người ít chăm sóc gia đình và thiếu sự giao tiếp với con cái. Khi trở thành cha, đứa trẻ ngày nào sẽ tự nhiên lấy cha mình làm một ví dụ trong bước đường làm cha.
c. Chưa học được khả năng thiết lập các mối quan hệ gắn bó:
Trong các yêu cầu của xã hội đối với nam giới, những từ như “giàu cảm xúc” thường được tách ra khỏi bản sắc nam giới. Họ sẽ ít bộc lộ tình cảm hơn trong các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa hai người đàn ông. Vì vậy, khi một người đàn ông trở thành cha, anh ta có thể không biết cách thiết lập mối quan hệ gắn bó với con cái của mình, đặc biệt là với các chàng trai.
2. Mức độ hài lòng thấp với hôn nhân sẽ khiến người cha thường xuyên vắng mặt trong gia đình

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về “tình cảm cha con” và “tình cảm mẹ con” đã nghiêng nhiều hơn dưới góc độ “quan hệ gắn bó” giữa cha và mẹ. Nói cách khác, sự nuôi dạy và ảnh hưởng của người cha đối với con cái có liên quan đến tình cảm giữa cha và mẹ. Mối quan hệ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ của họ với con cái.
Chất lượng của mối quan hệ tình cảm giữa cha với mẹ và với gia đình có liên quan mật thiết đến vai trò nuôi dạy của người cha với con cái. Tuy nhiên, ở người mẹ thì mối tương quan này không quá rõ ràng như vậy. Nếu người cha hài lòng hơn với cuộc hôn nhân, họ sẽ tương tác với con cái nhiều hơn và ngược lại.
3. Một số bà mẹ là “người gác cổng” đang ngăn cản chồng mình thực thi vai trò làm cha
Nếu người mẹ tin rằng việc nuôi dạy con cái là trách nhiệm chung của hai người, khuyến khích người cha tham gia vào việc nuôi dạy con cái và khẳng định rằng người cha có khả năng dạy dỗ con cái thì mức độ hưởng ứng của các ông bố sẽ mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế, một số bà mẹ không thể đặt cha của các con mình vào vị trí “hợp tác” mà luôn là người cản đường. Điều này có thể do:
Người mẹ không muốn mất đi vị trí “người chịu trách nhiệm cuối cùng” trong công việc gia đình có thể vì họ nghi ngờ về kỹ năng nuôi dạy con cái của nam giới.
Mặt khác, người mẹ coi việc chăm sóc con cái như là một trách nhiệm sở hữu quyền lực tuyệt đối trong gia đình.
Cuối cùng, người mẹ cảm thấy cần hoàn thành việc xác nhận tình trạng “làm mẹ” của mình bằng cách đảm nhận hầu hết hoặc thậm chí tất cả các công việc chăm sóc của họ. Việc nuôi dưỡng con tốt là một nhân tố quan trọng để công nhận giá trị của họ với tư cách là phụ nữ.