Tuesday, September 26, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông TháiKhi chấp nhận cảm xúc của trẻ, có 3 sai lầm phổ...

    Khi chấp nhận cảm xúc của trẻ, có 3 sai lầm phổ biến nhất mà cha mẹ hay lặp lại

    Trong các bước dạy con điều chỉnh cảm xúc để hình thành EQ, có những sai lầm phổ biến nhất mà cha mẹ rất dễ phạm phải.

    Coi cảm xúc của con chỉ là trò trẻ con rồi làm lơ hay tìm cách hối lộ để con tạm quên đi cảm xúc đang bộc phát của mình, đó hai trong số những sai lầm phổ biến của cha mẹ trong lúc học cách chấp nhận cảm xúc của con.

    Đầu tiên là phớt lờ

    Khi trẻ khóc, cha mẹ có thể chọn quay mặt lại với trẻ và bỏ đi. Nhiều bậc cha mẹ cảm quan cho rằng “mặc kệ đi thì con sẽ tự dừng lại”.

    Nhưng trẻ càng nhỏ càng sợ tình huống này và càng khóc nhiều hơn vì trong suy nghĩ của trẻ, bố mẹ đã bỏ rơi mình.

    Khi-chap-nhan-cam-xuc-cua-tre-co-3-sai-lam-pho-bien-nhat-ma-cha-me-hay-lap-lai

    Nếu trẻ ngừng khóc thật theo chủ đích của bố mẹe, có thể trẻ nghĩ rằng mình không nên có cảm xúc hoặc thậm chí đừng nên bộc lộ cảm xúc của mình. Kiểu suy nghĩ này không lành mạnh chút nào cho sự phát triển của EQ.

    Thứ hai là phủ nhận và thiếu tôn trọng

    Một số cha mẹ quen với việc phủ định những cảm xúc tiêu cực của con cái, chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành hư không.

    Ví dụ, khi con tức giận và ném đồ chơi hoặc đánh em gái của mình, con sẽ bị cha mẹ phạt và khóc lóc. Lúc này, bố mẹ sẽ quát lên “Con còn dám khóc hả! Rõ ràng là đã sai lại còn khóc nữa sao”.

    Phản ứng này của bố chính là phủ nhận cảm xúc. Thay vào đó, bố hãy thử nói “Bố biết con bị phạt, con rất buồn. Nhưng con đánh chị là sai”.

    Hoặc khi con khóc vì ngã đau, bố thường nghiêm giọng “Không đau, không đau, phải can đảm lên chứ”.

    Nhưng rõ ràng té ngã thì phải đau nên con sẽ cảm thấy rất bối rối trong cơn đau mà không thể dùng lời nói để thể hiện.

    Khi-chap-nhan-cam-xuc-cua-tre-co-3-sai-lam-pho-bien-nhat-ma-cha-me-hay-lap-lai

    Lúc này, cảm xúc của trẻ đã bị đánh tráo. Thế nên, thay vì buộc con phải che giấu cảm xúc, bố nên nói: “Con bị ngã đau lắm phải không? Để bố xem vết thương rồi xoa cho con ngay”.

    Ở một thái độ khác, không ít bố mẹ sẽ phản ứng: “Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi!”. Câu nói này khiến trẻ nhầm tưởng rằng con ngã là lỗi của cha mẹ hoặc để dỗ con thì cha mẹ phải chấp nhận bản thân mình có lỗi.

    Có vẻ như việc con ngã là lỗi của cha mẹ, hoặc để dỗ con, phụ huynh sẽ phải nhún nhường cho con lấn lướt và mong chờ sự độ lượng từ con.

    Đây tưởng chừng là những vấn đề tầm thường nhưng thực chất nó đang truyền tải thông tin sai cho trẻ, bởi vì những hành động này đang phủ nhận cảm xúc và phủ nhận rằng đứa trẻ đó có lý do để cảm thấy buồn, mất cơ hội để suy ngẫm và học hỏi từ những sai lầm, thậm chí hình thành thói quen đổ lỗi cho những sai lầm của người khác khi phản ứng theo cảm xúc, hoặc che giấu sai lầm vì nhiều lý do khác nhau.

    Cuối cùng là hối lộ

    Trẻ con hay khóc để bộc lộ nhu cầu và đòi hỏi của mình. Thông thường, để dỗ con ở những nơi công cộng, một số ôn bố thường nói “Con đừng khóc, để bố mua kẹo cho con nha”.

    Phương pháp này cho hiệu quả tức thì nhưng không lành mạnh, bởi vì trẻ không học được cách thích hợp để đối phó với cảm xúc.

    Khi-chap-nhan-cam-xuc-cua-tre-co-3-sai-lam-pho-bien-nhat-ma-cha-me-hay-lap-lai

    Cảm xúc không có đúng hay sai, tốt hay xấu, cái gọi là tốt hay xấu duy nhất chính là cách thể hiện cảm xúc.

    Con có thể buồn theo cảm xúc của con nhưng bố mẹ phải hướng con đến những hành vi đúng đắn, chẳng hạn “Con có thể nôi giận nhưng không được đánh chị!”, “Con buồn nhưng không được ném đồ chơi!”.

    Sau cùng, bố hãy nhớ rằng chấp nhận cảm xúc của con không có nghĩa là đồng ý với hành vi của con nếu sai trái.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI