Con có hỏi sao bố “bị” nghèo thì khoan tự ái hay nổ bôm bốp lên, trả lời sai là ảnh hưởng tư tưởng con trẻ, con lớn lên không có tương lai.
Nhiều đứa nhỏ đi học thấy nhà bạn bè giàu có, bố bạn có tiền đi xe sang, chở bạn đi du lịch, quay về hỏi “sao bố nghèo vậy?” khiến các bố chạnh lòng. Đây là câu hỏi bình thường của con thôi nhưng lại khó cho bố bởi không biết trả lời sao cho nên. Những câu trả lời khác nhau của bố dưới đây sẽ định hướng cho những đứa trẻ và thậm chí thay đổi cuộc đời của chúng.
“Kiếm tiền khó lắm, con ráng học giỏi, lớn lên phải kiếm nhiều tiền”

Một ông bố đã trả lời: “Con nghĩ là bố không muốn giàu à, nhưng tiền khó kiếm lắm. Nên nếu sau này con muốn sống tốt, muốn giàu thì phải chăm chỉ học hành, đi làm chăm chỉ kiếm tiền, còn không sẽ nghèo y như bố”.
Câu này cho con biết rằng tiền bạc khó kiếm tiền, khích lệ con cái phải cố gắng học hành, gây dựng sự nghiệp, nhưng câu nói này cũng khiến trẻ nhận ra rằng tiền bạc rất quan trọng trong xã hội này. Con nghĩ tiền là toàn năng, sống là để kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền.
Đây không phải là một câu trả lời hoàn hảo cho trẻ, ngược lại sẽ khiến trẻ ham tiền, không nhận thức được ý nghĩa thực sự của tiền và không có khái niệm đúng đắn về tiền, lớn lên con sẽ khổ sở khi làm nô lệ đồng tiền.
“Tiền không phải là tất cả, tiền không mua được hạnh phúc đâu con”
Ngược lại có ông bố lại trả lời con theo hướng tiền chẳng cần thiết: “Tiền không phải thứ tốt, có lúc vô dụng vì không mua được hạnh phúc, chỉ thỏa mãn vật chất nhưng tinh thần thì không. Tiền không quan trọng, chỉ cần nhà mình hạnh phúc thì nghèo cũng đâu có sao”.

Lời nói của bố đã truyền cho trẻ ý nghĩ rằng hạnh phúc và sự hòa thuận trong gia đình quan trọng hơn tiền bạc, nhưng đồng thời nó cũng để trẻ tiếp nhận quan niệm rằng tiền không quan trọng, khiến con có lỗi suy nghĩ nghèo không sao, không cần cố gắng, miễn vui là được.
Hầu hết những đứa trẻ lớn lên theo kiểu suy nghĩ này không thích làm việc chăm chỉ, không muốn phấn đấu, thích bằng lòng với hiện trạng và không có tham vọng. Cuộc sống nghèo túng thật sự hạnh phúc? Tiền không mua được tất cả nhưng không có tiền thì đến việc tìm hạnh phúc cũng trở nên khó khăn.
“Bố đang cố gắng chăm chỉ làm việc để kiếm tiền, rồi mình sẽ giàu”
Một ông bố khác trả lời con: “Dù bố nghèo nhưng bố đang cố gắng làm việc mỗi ngày, chỉ là nhà mình chưa giàu, gia đình chúng ta cùng chăm chỉ làm việc, bố tin rồi gia đình mình sẽ trở nên giàu có, thay đổi cuộc sống”.

Những lời này không phủ nhận tầm quan trọng của đồng tiền, không nói quá lên rằng tiền khó có được, cũng không phàn nàn về cuộc sống hiện tại, yêu cầu trẻ sau này phải làm việc chăm chỉ hơn để kiếm được nhiều tiền hơn, mà là cho trẻ hiểu đúng về tiền và niềm hy vọng định hướng tương lai.
Thứ nhất dạy con chăm chỉ làm việc, thứ hai gieo cho con niềm tin và hy vọng, khi cố gắng và chăm chỉ làm việc cuộc sống hiện tại có thể thay đổi và họ có thể giàu lên từ sự nỗ lực. Những đứa trẻ lớn lên với những người bố hiểu biết như vậy sẽ làm việc chăm chỉ hơn, tràn đầy hy vọng về tương lai, sẵn sàng lăn xả và không sợ áp lực.