Hiện tại tôi có 5 tỷ tiền nhàn rỗi, tôi nên đầu tư vào bất động sản hay gửi tiết kiệm – đó là câu hỏi của một ông bố trên diễn đàn đang rất cần các chuyên gia cho lời khuyên.
Một ông bố 30 tuổi chia sẻ câu chuyện của mình như thế này: Tôi lấy vợ từ năm 25 tuổi, lúc đó trong tay tôi chỉ có 300 triệu làm vốn. Sau 5 năm chăm chỉ làm việc và tiết kiệm, hiện tại tôi có trong tay khoảng 5 tỷ đồng. Tôi dự tính mua một chiếc ô tô tầm 600 triệu và một căn chung cư ở ngoại thành giá tầm 1,2 tỷ. Số tiền còn lại tôi sẽ gửi tiết kiệm để lấy lãi hàng tháng.
Thế nhưng, vợ tôi lại phản đối quyết liệt, cô ấy muốn dồn tiền mua đất để đầu tư. Cô ấy cho rằng rất nhiều người đã làm giàu nhờ buôn đất, nên giữa vợ chồng chúng tôi đã sinh ra mâu thuẫn.

Bài viết của anh đã nhận được rất nhiều bình luận, trong đó có nhiều ý kiến chọn cách gửi tiết kiệm, mặc dù lãi suất thu lại không bao nhiêu nhưng an toàn và hạn chế rủi ro cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay, thì khi bạn đầu tư vào bất cứ một lĩnh vực nào cũng phải chấp nhận nhưng yếu tố may rủi.
Trường hợp của ông bố trẻ bên trên, theo ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng, việc đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là đầu tư vào đất đai tuy mức lợi nhuận không cao và cũng không nhanh như chứng khoán hay cổ phiếu, nhưng mức độ an toàn hơn. Dù trong thời điểm này, bạn có bán được hay không thì tài sản của bạn vẫn còn ở đó. Có thể thời điểm này nó không nóng sốt, biết đâu trong tương lai nó trở nên đắt giá.
Lấy ví dụ, năm 1998 anh T. mua một mảnh đất đầy cỏ dại, rác thải và tầm vong ở Dĩ An, Bình Dương, nhưng hiện tại khu vực này đã được quy hoạch thành khu trung tâm, hàng loại công ty nhà hàng khách sạn biệt thự mọc lên, dĩ nhiên miếng đất của anh tăng giá lên gấp hàng trăm lần, có phải anh T đã thu lợi rất nhiều từ mảnh đất đó hay không.
Bất động sản là loại hình đầu tư có tỉ suất sinh lời cao thứ hai với trung bình 11,9% trong 20 năm qua. Theo khảo sát “tương lai hưu trí” của một ngân hàng lớn, có đến 47% người khảo sát cho biết sẽ đầu tư vào bất động sản cho kế hoạch nghỉ hưu của mình, cao nhất trong tất cả các loại hình. Điều này cho thấy sức hút của bất động sản chưa bao giờ giảm nhiệt.

Tuy nhiên, khi quyết định đầu tư vào bất động sản bạn nên học hỏi kiến thức và ghi nhớ 3 quan điểm dưới đây:
Khi đầu tư bất động sản, trước tiên bạn phải chú ý đến vấn đề pháp lý của mảnh đất đó phải rõ ràng, không phải là đất đang tranh chấp… Rất nhiều người lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” vì ham rẻ, chấp nhận mua những mảnh đất không đủ giấy tờ pháp lý, họ mua nhanh với hy vọng bán lại sẽ lời nhiều. Điều này rất nguy hiểm, nhiều người bị chôn vốn, thậm chí phá sản vì không bán được.
Không nên vay mượn bất kỳ ai, hoặc vay mượn ngân hàng số tiền quá 50% giá trị bất động sản bạn đang muốn đầu tư. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, rất nhiều người đang ôm hàng và phải trả lãi suất cao hàng tháng vì không thể bán lại được như dự tính.
Bất động sản bán không được, không có thu nhập nguy cơ phá sản là rất cao. Nếu muốn vay ngân hàng, người đầu tư nên cân nhắc cẩn trọng, chỉ vay hạn mức thấp, nghĩ đến khả năng xấu nhất là không bán được, không có tiền trả nợ ngân hàng. Trường hợp xấu nhất, ngân hàng có phát mãi tài sản, bạn cũng không bị mắc nợ.
Tuy nhiên, không ai muốn nghĩ đến tình huống xấu, nhưng trên đời này bất cứ việc gì cũng có hai mặt tốt và xấu, đó là quy luật của tự nhiên. Bạn nên lường trước tình huống xấu nhất để chuẩn bị tinh thần và kế hoạch rõ ràng sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro.

Khi quyết định đầu tư vào bất động sản, bạn hãy dựa vào yếu tố cảm tính. Bạn nên đặt mình vào vị trí khách hàng để cảm nhận, xem xét. Bạn đừng tin lời bất cứ ai khi họ nói về mảnh đất hay căn nhà bạn đang muốn mua mà hãy tin vào cảm nhận của chính bạn.
Cụ thể, bạn nên đánh giá, mảnh đất bạn đang dự định đầu tư bạn có thể ở được không, nếu bạn ở được, dĩ nhiên người khác cũng sẽ ở được và tất nhiên bạn sẽ bán được nhưng nhanh hay chậm mà thôi. Ngược lại, nếu mảnh đất bạn muốn mua mà bạn không thể ở được, thì người khác cũng vậy dù có bán lại cũng sẽ rất khó, thậm chí khi bán sẽ dễ bị lỗ vốn.
Trong cuộc sống, không có nghề nào dễ kiếm tiền, nghề nào cũng đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu, trải nghiệm thực tế, chấp nhận thất bại và kiên nhẫn vượt qua để thành công. Quan trọng là bạn phải thích và đặt hết tâm huyết của mình vào lĩnh vực đó bạn sẽ gặt hái được thành công.