Trong nhiều trường hợp, một động thái hay một câu nói của cha mẹ có thể là gót chân Achilles của quá trình giáo dục con cái.
Dưới đây là 6 điều hết sức quan trọng, được xem là kim chỉ nam trong cách giáo dục con cái thành công nhất hiện nay.
1. Đừng nói con là đứa trẻ ngu ngốc
Đôi khi chúng ta nổi giận, không kiềm chế được cảm xúc, chúng ta có thể nói với trẻ: “Sao con ngu thế!” Bất cứ khi nào những lời nói làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ được thốt ra, nó sẽ làm tổn hại đến lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. Nếu câu này trở thành câu thần chú của các bậc cha mẹ, xin chúc mừng, bạn đang biến con trở thành một đứa trẻ ngốc nghếch, không có chính kiến và tự tin trong tương lai.

2. Đừng đe dọa trẻ
Đôi khi, đối với những đứa trẻ nghịch ngợm, ham chơi hoặc không thay đổi lời dạy của mình, chúng ta có thể nói: “Nếu con không vâng lời, bố mẹ sẽ vứt con ra bãi rác. Bất cứ khi nào nói ra những lời đe dọa này, chúng thực sự có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến trẻ. Tuy nhiên nó sẽ ăn sâu vào tiềm thức, làm tổn thương tinh thần của trẻ đến mức khó mà khắc phục được.Một số trẻ thường sợ bóng tối, sợ ở một mình có lẽ là do bị dọa dẫm cha mẹ dọa dẫm khi chúng còn nhỏ.
3. Đừng mua chuộc trẻ
Trong một số gia đình, vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, vừa muốn giành con, vừa muốn con đứng về phía mình. Cũng có một số gia đình hứa hẹn, hối lộ để con cái đạt điểm cao hoặc đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ, “Nếu con thi được toàn điểm 10, con thích gì bố mẹ cũng sẽ mua cho con” nhằm kích thích làm động lực để trẻ phấn đấu đạt được kết quả như bố mẹ mong muốn.
Các chuyên gia cảnh báo, hành vi này của bố mẹ không có lợi cho sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của trẻ.
Việc hối lộ trẻ sẽ tạo thành thói quen đòi hỏi của trẻ, nếu muốn trẻ đạt điểm 10 bố mẹ phải thưởng, ngược lại động lực học tập của chúng sẽ mất đi.

4. Đừng bảo vệ và giám sát trẻ quá mức
Bảo vệ và giám sát con cái quá mức là một vấn đề phổ biến của nhiều bậc cha mẹ. Họ luôn cảm thấy con mình còn nhỏ, chưa thể tự lập. Vì vậy, mọi khía cạnh của trẻ em đều được bảo vệ một cách toàn diện. Nhưng sự bảo bọc quá mức như vậy có thể làm cho trẻ mất đi tính tự chủ.
Bởi vì khi cha mẹ bảo bọc con cái quá mức như vậy có thể tạo ra một đứa trẻ không có khả năng sống tự lập, ỷ lại cha mẹ cho tất cả mọi thứ. Vì vậy, chúng ta nên coi “chỉ cần trẻ làm được thì đừng bao giờ lo thay” là quan niệm đúng đắn.
5. Đừng ép trẻ vâng lời một cách cứng nhắc
Mặc dù chúng ta làm điều đó vì lợi ích của con mình, nhưng chúng ta đã làm những điều thiếu tôn trọng con cái, xâm phạm mong muốn của chúng, thậm chí gây tổn thương cho chúng; trong nhiều trường hợp, trẻ em không có quyền và tự do lựa chọn.
Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, nó có thể bóp nghẹt nhân cách của trẻ và ảnh hưởng đến khả năng phân tích, suy nghĩ, phán đoán và lựa chọn của trẻ. Kết quả này chắc chắn không phải là điều mà bố mẹ mong muốn. Đôi khi, nếu bạn muốn trẻ bỏ dở việc đang làm và nghe theo lời bạn làm việc khác, bạn nên nhắc trẻ trước rằng hãy đợi một lúc và yêu cầu trẻ làm việc gì đó.

6. Đừng cãi nhau trước mặt trẻ
Trong một số gia đình, vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Điều này không chỉ làm mất đi không khí hạnh phúc, hòa thuận của gia đình, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý bình thường của con cái, và khiến con cái coi thường cha mẹ.
Cũng có một số gia đình cha mẹ cãi nhau vì không thống nhất trong cách giáo dục con cái, điều này sẽ khiến con cái cảm thấy áp lực và không biết nghe lời ai. Cuối cùng, trẻ thường hành động theo ý kiến của một bên, nếu cứ tiếp tục như vậy, chưa kể đến hiệu quả giáo dục sẽ không đạt được, hơn nữa còn khiến tư cách của bên nhượng bộ trong mắt trẻ bị giảm sút. Vì vậy, bố mẹ đừng bao giờ cãi nhau trước mặt con cái thân yêu của mình nhé.