Tuesday, September 26, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông Thái4 hậu quả nghiêm trọng khi bố dạy con bằng cách hù...

    4 hậu quả nghiêm trọng khi bố dạy con bằng cách hù dọa

    ​Mỗi khi con không nghe lời, bố thường đem ông ba bị, bóng tối, các nhân vật rùng rợn hay các con vật gớm ghiếc ra hù dọa con. Đây chính là cách dạy con tiêu cực, để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe thể chất và tâm lý ở trẻ.

    Nhiều ông bố thường dùng cách dọa nạt để bắt con vâng lời. Chẳng hạn khi con không ăn cơm, bố nói: “Không ăn cơm là ông Ba Bị đến bắt con mang đi đó”; Hay khi con cứ vào nhà vệ sinh nghịch nước, bố nói: “Bố nhốt con vào nhà tắm cho con ma bắt bây giờ”. Cũng có khi bố gay gắt với con: “Không ăn cơm là bố chở con ra ngoài ngã tư cho người khác nuôi đó”…

    Có lẽ đây là một trong những cách khiến con nghe lời bố ngay lập tức nhưng tác hại thật sự rất khó lường.

    Biến con thành kẻ nhút nhát

    Trẻ còn nhỏ nhận thức chưa đầy đủ về thế giới xung quanh. Vì vậy, thói quen hù dọa con của bố sẽ làm trẻ nhút nhát, sợ hãi mọi thứ.

    Những đứa trẻ rụt rè, nhút nhát thường thu mình, sống khép kín, thiếu tự tin vào bản thân. Khi vào đời, chúng dễ bị ăn hiếp, khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ.

    4-hau-qua-nghiem-trong-khi-bo-day-con-bang-cach-hu-doa

    Khi còn nhỏ, rất nhiều bé đã sợ hãi bóng tối, ma.. xuất phát từ cơ chế tự bảo vệ đến từ bản năng tiến hóa. Vì vậy, bố hãy giúp con vượt qua nỗi sợ hãi thay vì dùng điều này như một hình phạt để bắt con tuân lời.

    Gây tổn thương tâm lý

    Theo chuyên gia tâm lý, những hình ảnh, lời nói mang tính chất đe dọa đối với trẻ – một cá thể chưa phát triển đầy đủ về tâm hồn, trí não có thể làm trẻ tổn thương tâm lý suốt đời. Mỗi lứa tuổi sẽ có những biểu hiện tổn thương khác nhau. Trẻ dưới 5 tuổi thì lộ vẻ sợ hãi thông qua việc đái dầm, giận dữ, la hét, mút ngón tay, hay gặp ác mộng… Trẻ từ 6 đến 11 tuổi thì có thể mất ngủ, hoảng hốt, trầm cảm. Trẻ lớn hơn trở nên ương bướng, dùng chất kích thích, tự làm đau bản thân…

    Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ

    Nỗi sợ hãi có thể làm trẻ bị ám ảnh về đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc… Giấc ngủ không chất lượng là nguyên nhân gây cản trở quá trình tiết melatonin của tuyến tùng – một loại hormone có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển chiều cao.

    Vì vậy tốt nhất bố đừng nên hù ma trẻ hoặc tìm cách đưa bé vào khuôn khổ bằng việc “tấn công” vào nỗi sợ của con.

    4-hau-qua-nghiem-trong-khi-bo-day-con-bang-cach-hu-doa

    Trẻ hay nói dối và trở thành kẻ bắt nạt

    Khi hù dọa con, thật ra bố không nhận ra đó là hành vi nói dối và “bắt nạt”. Trẻ con bắt chước rất nhanh. Chúng thường nhìn vào cách cư xử của bố để học theo. Vì vậy, những đứa trẻ bị hù dọa rất có thể trở thành kẻ nói dối và bắt nạt như cách chúng đã bị “đối xử”. Vì vậy, bố đừng nghĩ rằng việc dọa nạt con là vô thưởng vô phạt với trẻ.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI