Trị bệnh trì hoãn mọi việc của trẻ, để trẻ có nhiều thời gian đối phó với những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, như vậy trẻ sẽ học được cách bình tĩnh giải quyết vấn đề.
Nhiều khi trẻ không muốn bản thân trì hoãn việc làm bài tập, làm việc nhà hay các nhiệm vụ khác. Việc trẻ có thói quen trì hoãn cũng vì chúng không biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu, trẻ sợ mình làm sai, làm không đúng hoặc đôi khi chúng đang muốn được nghỉ ngơi…
Hiểu được điều gì đằng sau sự trì hoãn của con bạn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của con mình và tránh gặp phải hành vi đó trong tương lai.

Đối với cha mẹ, đối phó với một đứa trẻ trì hoãn có thể gây khó chịu và khó khăn. Trẻ không làm theo lịch trình đã được vạch sẵn, chỉ đến khi “nước đến chân mới nhảy”, giải quyết vấn đề một cách vội vàng, dẫn đến nhiều sai sót và hậu quả gánh chịu là vô cùng to lớn.
Theo nghiên cứu, có đến 20% người trưởng thành tự nhận mình là người trì hoãn kinh niên. Sự trì hoãn thông thường ảnh hưởng đến nhiều người, gây thiệt hại rất lớn.
Việc trì hoãn công việc thường xuyên đi đôi với cảm giác xấu hổ, tội lỗi và lo lắng. Chìa khóa để giảm hành vi trì hoãn phần lớn là do cải thiện cảm xúc.
Dưới đây là 4 bước để trị bệnh trì hoãn cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
1. Dạy con bạn lòng từ bi
Christopher K. Germer đã viết: “Một khoảnh khắc của lòng tự ái có thể thay đổi cả ngày của bạn. Một chuỗi những khoảnh khắc như vậy có thể thay đổi hướng đi của cuộc đời bạn.”

Giả sử con bạn trì hoãn một nhiệm vụ. Mặc dù trẻ có thể cảm thấy thoải mái ở một thời gian nào đó trong khi trì hoãn, nhưng cuối cùng trẻ sẽ có cảm giác lo lắng kéo dài. Sau đó, trẻ sẽ hối hận, dằn vặt bản thân về bài tập vẫn chưa hoàn thành, môn thủ công vẫn chưa xong. Trẻ sẽ cảm thấy bản thân tồi tệ và bế tắc.
Trong trường hợp này, bố hãy dạy con biết tha thứ cho bản thân, đối xử tốt với bản thân và xem nó là người bạn thân nhất của mình. Hãy nói cho con biết về những hậu quả của sự trì hoãn ở hiện tại, ở tương lai sẽ ảnh hưởng đến bản thân như thế nào để con tự nhận thức. Cách giáo dục này sẽ giúp con nhận ra rằng đến lúc phải thay đổi bản thân, loại bỏ thói quen trì hoãn để làm cho cuộc sống tốt hơn.
2. Khuyến khích con bạn “Du hành xuyên thời gian”
Robert Collier khuyên: “Hãy hình dung thứ bạn muốn, nhìn thấy nó, cảm nhận nó, tin tưởng vào nó. Hãy thiết lập mục tiêu cho tinh thần của bạn và bắt đầu xây dựng.”
Một cách thú vị để trẻ em nghĩ về việc trì hoãn ảnh hưởng đến chúng như thế nào là “du hành thời gian”. Cho con bạn tham gia một chuyến đi vào tương lai và sử dụng hình ảnh trực quan. Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và tưởng tượng họ sẽ cảm thấy thế nào khi nhiệm vụ hoàn thành và họ sẽ cảm thấy thế nào nếu không.
Trẻ sẽ nhận ra rằng, nếu bây giờ chúng không làm bài tập ngày mai chúng sẽ bị giáo viên phạt làm nhiều hơn, trẻ sẽ bị điểm kém, bị bạn bè trêu chọc. Hoặc không tự xếp quần áo của chúng hôm nay, ngày mai số lượng quần áo sẽ tăng lên và sẽ mất rất nhiều thời gian để dọn. Hành động trì hoãn có thể làm cho trẻ bỏ qua một bộ phim hoạt hình yêu thích, hoặc một trận đá bóng với bạn bè.

Bằng cách tưởng tượng cuộc sống của họ vào ngày mai sẽ tốt hơn biết bao nhiêu, trẻ nhận ra rằng những gì trẻ phải đối mặt bây giờ thực sự không quá tệ.
3. Chỉ cho con bạn cách “Bắt đầu”
Martin Luther King, Jr.: “Bạn không cần phải nhìn thấy toàn bộ cầu thang, chỉ cần đi bước đầu tiên.”
Chỉ mới bắt đầu có nghĩa là thực hiện một bước nhỏ. Nếu con bạn biết rằng chúng chỉ cần mất 20 phút để làm công việc, có nhiều khả năng trẻ sẽ bắt đầu làm việc được giao.
Bố có thể giúp con phân chia việc nào quan trọng làm trước, việc nào ít quan trọng hơn làm sau. Khi hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian đặt ra, trẻ sẽ phấn chấn hơn, đồng thời có nhiều khả năng bỏ được thói quen xấu và thiết lập được thói quen tốt là hoàn thành mọi việc, không trì hoãn trong tương lai.
4. Dạy con hãy bắt đầu với những điều dễ trước, điều khó làm sau
“Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn giường. Nếu bạn dọn giường mỗi sáng, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong ngày. Nó sẽ mang lại cho bạn một cảm giác tự hào nho nhỏ và nó sẽ khuyến khích bạn để làm một nhiệm vụ khác và nhiều việc hơn nữa. Và đến cuối ngày, một nhiệm vụ đã hoàn thành sẽ chuyển thành nhiều nhiệm vụ được hoàn thành.” William H. Mcraven, Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ.
Bắt đầu một dự án hoặc một nhiệm vụ thường có thể là phần căng thẳng nhất. Có lẽ đó là tác dụng phụ của tâm lý “làm việc trước khi chơi”, theo thói quen nhiều người sẽ bắt đầu với những phần khó khăn trước. Điều này tạo ra căng thẳng không cần thiết, dẫn đến bỏ cuộc và hình thành thói trì hoãn.
Hãy dạy con bắt đầu với những việc nhỏ, đơn giản trước, yêu cầu con làm những gì con thích, sau đó mới đến những việc khó khăn hơn. Theo cách này trẻ sẽ cảm thấy thú vị, hứng khởi và làm việc hăng say, từ đó bệnh trì hoãn cũng được loại bỏ ra khỏi suy nghĩ, thiết lập một sức mạnh của thói quen mới.