Sự lười biếng của trẻ bắt nguồn từ những lần so sánh con với trẻ khác, thiếu quan tâm, thường yêu cầu con quá đáng, đặt kỳ vọng ở con…
Từ khi bước vào năm học mới cho đến nay, anh Hoàng Linh thấy con gái tự nhiên lười biếng, thiếu ý thức, không chủ động làm việc nhà cũng như học tập. Lo lắng, anh tự chiêm nghiệm lại những gì đã xảy đến với con trong thời gian qua, cuối cùng anh phát hiện ra một phần lỗi khiến con lười biếng là do 4 yếu tố sau đây:
1. Trẻ thấy nản lòng
Hãy thử tưởng tượng trong thế giới người lớn, khi bạn bắt tay vào kinh doanh một quán cà phê. Quán mở cửa được hơn một tháng, lượng khách chưa ổn định thì bùng dịch, quán buộc phải đóng cửa suốt một thời gian dài. Bạn bị áp lực về tiền mặt bằng phải trả mỗi tháng, không biết sau khi mở cửa lại quán có buôn bán khấm khá hơn không hay phải tiếp tục đóng cửa vì lý do nào đó. Cuối cùng bạn quyết định đóng cửa và bỏ cuộc.

Trẻ cũng giống như vậy, khi chúng cố gắng để đạt được thành tích tốt hoặc đơn giản chỉ muốn vẽ được một bức tranh thật đẹp.
Một thời gian luyện tập, bé vẫn không vẽ đẹp hơn. Trẻ sẽ thấy nản lòng, và lười biếng không muốn làm bất cứ việc gì.
Trong trường hợp này, trẻ đang gặp một áp lực, căng thẳng và có xu hướng bỏ dở, lười biếng…
Phụ huynh phải giúp con cách giải quyết vấn đề. Đầu tiên, hãy xem xét vấn đề gốc là gì và nên giải quyết từ đâu. Sau đó, hãy cùng con thảo luận về các giải pháp khả thi. Nếu được bố mẹ hướng dẫn kịp thời trẻ sẽ lấy lại bình tĩnh, cảm thấy được ủng hộ cũng như không bị bệnh lười biếng tấn công.
2. Ảnh hưởng từ bố mẹ hoặc bạn bè
Việc trẻ lười biếng có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Nếu trẻ có bố mẹ lười biếng, thích tám chuyện người khác, không thích dọn dẹp nhà cửa, không ngăn nắp, lười lao động… trẻ cũng sẽ có xu hướng lười biếng giống như vậy.
Là bố mẹ, hãy làm việc chăm chỉ, siêng năng, làm tất cả mọi việc đều đúng kế hoạch, không trễ hẹn. Từ đó, con bạn sẽ quan sát, học hỏi và làm việc, học tập siêng năng chăm chỉ giống như bạn.

Sẽ ít có trường hợp, bố chơi game, mẹ lướt mạng xã hội mà con cái ngồi yên làm bài tập được. Nếu muốn trị bệnh lười của con, bố mẹ hãy chữa cho mình trước, con bạn sẽ được cộng hưởng và sẽ tự khỏi bệnh.
3. Cuộc chiến giữa bố mẹ và con cái
Sự lười biếng của con có thể bắt nguồn từ việc bất đồng quan điểm giữa phụ huynh và con cái trước một vấn đề bất kỳ. Chẳng hạn khi bạn yêu cầu con làm bài tập về nhà để kịp nộp bài online cho con vào lúc 6h chiều. Thay vì nhắc nhở, bạn dùng thái độ chì chiết, la mắng, trẻ thường nảy sinh thái độ chống đối hoặc phớt lờ chỉ để khiến bạn tức giận hơn.
Nhiều phụ huynh thường thích dùng mệnh lệnh để áp đặt con thay vì những lời nói mang tính yêu thương, giúp đỡ để con nghe lời.

Nên nhớ, khi bạn dùng thái độ, cử chỉ hành động nào với con bạn, trẻ cũng sẽ hồi đáp lại giống như vậy.
Thế nên, muốn trị bệnh lười ở con, bố hãy điều trị cho chính bản thân mình trước bố nhé.