Sunday, September 24, 2023
Xem thêm
    HomeBa Thông Thái3 bí thuật bố cần ghi nhớ để dạy con một cách...

    3 bí thuật bố cần ghi nhớ để dạy con một cách khoa học

    Một đứa trẻ thường xuyên bị tổn hại sẽ bị méo mó về tâm lý, tổn thương về tâm hồn, luôn sống trong trạng thái hoang mang lo sợ. Thử hỏi một đứa trẻ “ẩn mình” trong những tâm lý như vậy, liệu trẻ có được hạnh phúc. Dạy con như thế có vẻ chưa đúng rồi.

    Trong những ngày nghỉ dịch, tâm trạng anh Hưng (quận Gò Vấp) vô cùng căng thẳng, anh sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cậu con trai mỗi khi thằng bé làm trái ý anh. Có hôm anh đánh thằng bé một trận ra ngô ra khoai chỉ vì đến giờ cơm thằng bé vẫn còn ngồi nghịch điện thoại.

    Bé Bảo Hân, rất hay giật mình, tinh thần yếu ớt. Chỉ cần bạn nói hơi lớn tiếng một chút bé cũng tỏ ra sợ hãi. Mẹ em kể, ở nhà bố thường xuyên quát mắng, đe dọa Hân khiến em lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi, yếu đuối.

    Đối với các bậc phụ huynh, họ cho rằng đánh mắng con cái là cách giáo dục hiệu quả nhất. Mỗi khi trẻ lì, chỉ cần trừng phạt chúng vài roi chúng sẽ không dám nghịch phá nữa. Thực tế, giáo dục kiểu mắng mỏ sẽ mang lại những hậu quả vô cùng to lớn đối với trẻ. Dạy con như vậy là thất sách.

    Càng bị đánh mắng, trẻ sẽ tìm cách che giấu bố mẹ. Bởi chúng nghĩ rằng, nếu chúng chia sẻ, chúng sẽ càng bị đòn nhiều hơn.

    3-bi-thuat-bo-can-ghi-nho-de-day-con-mot-cach-khoa-hoc

    Những đứa trẻ được giáo dục theo cách trừng phạt bằng đòn roi thường có xu hướng xa lánh bố mẹ. Trẻ luôn tìm cách che giấu cảm xúc, thiếu tự tin trong cuộc sống, thậm chí trẻ sẽ bệnh trầm cảm nhưng bố mẹ không biết.

    Vậy làm sao để giáo dục con hiệu quả dù không cần dùng đến đòn roi hay mắng chửi:

    1. Cố gắng kiểm soát kiểm xúc

    Khuyên bố bình tĩnh kiểm soát cảm xúc khi trẻ làm sai, nghịch phá hoặc tỏ thái độ thờ ơ khi bố khuyên bảo là rất khó. Thế nên, trước một đứa trẻ “siêu lì” bố hãy hít một hơi thật mạnh trước khi thẳng tay cho chúng một trận.

    Theo nghiên cứu, khi cảm xúc giận giữ đang sôi sục trào dâng, chỉ cần dừng lại khoảng vài giây bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn.

    Thế nên sau khi hít một hơi thật mạnh cơn giận cũng nguội dần, bố có thể sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình, từ đó tránh được bạo lực xảy ra. Tiếp theo, bố hãy nói cho trẻ biết cảm nhận của mình lúc này để trẻ hiểu, thái độ hành vi của trẻ là sai trái. Trẻ cũng sẽ nhận lỗi ở mình nhưng theo xu hướng “tâm phục, khẩu phục”, trẻ không cảm thấy bất mãn, đau khổ và nghĩ rằng bố không thương mình.

    3-bi-thuat-bo-can-ghi-nho-de-day-con-mot-cach-khoa-hoc

    2. Trừng phạt trẻ theo “luật nhân quả”

    Hơi quá nếu nói dùng “luật nhân quả” để trị những chú ngựa non háu đá. Tuy nhiên, để trẻ chịu trách nhiệm với chính hành vi của mình gây ra là phương pháp hữu hiệu nhất.

    Ví dụ, khi trẻ không đọc sách, không làm bài tập về nhà trẻ phải nhận hình phạt không được chơi điện thoại, máy tính suốt ngày hôm đó. Hoặc trẻ làm hỏng đồ chơi của mình, trẻ phải chịu trách nhiệm và không được mua đồ chơi mới. Bằng cách giáo dục này, bố sẽ cho trẻ thấy trẻ có lỗi, nhận ra sai lầm của mình thay vì đánh mắng con cái. Đây là cách dạy con ổn hơn.

    3. Trừng phạt trẻ cũng phải sáng suốt

    Nếu trẻ phạm phải tội bắt buộc bố phải dùng đến đòn roi để trừng phạt như đánh bạn, hỗn láo với ông bà. Trước khi “thi hành án”, bố hãy nói cho trẻ biết nguyên nhân vì sao mình bị đánh mắng.

    Khi trẻ hiểu được nguyên nhân, trẻ sẽ chấp nhận hình phạt mà không bày tỏ thái độ oán trách, tội mình làm mình chịu. Bằng cách này trẻ sẽ nhận thức được khuyết điểm, và biết cách khắc phục. Đây cũng là cơ hội để trẻ được trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.

    3-bi-thuat-bo-can-ghi-nho-de-day-con-mot-cach-khoa-hoc

    Đánh mắng con cái không phải là cách giáo dục khoa học. Hậu quả của hành động này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Trẻ bị tổn thương về tinh thần, chúng cảm thấy cuộc sống vô nghĩa và không hạnh phúc. Mối quan hệ của bố con cũng không được tốt đẹp.

    Một đứa trẻ sống trong tâm lý sợ hãi, không hạnh phúc, trẻ sẽ rất khó để phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần. Thế nên, dạy con cũng cần phải sáng suốt, biết kiểm soát cảm xúc của bản thân sẽ tránh được nhiều hậu quả đáng tiếc.

    - Quảng cáo -
    - Quảng cáo -
    NỘI DUNG LIÊN QUAN
    - Quảng cáo -

    Bài liên quan

    - Quảng cáo -

    BÌNH LUẬN MỚI